Combo 3 cuốn sách về Hệ sinh thái Toyota

Hình thức bìa: Bìa mềm
Kích thước 13x20.5 cm
Cân nặng: 1,100 (gram)
Hết hàng
Giá bìa: 507,000 đ
PHƯƠNG THỨC TOYOTA – Top 3 cuốn sách tiết lộ bí quyết làm nên sự thành công của Hệ sinh thái Toyota
 
Phương thức Toyota được rất nhiều người biết đến nhưng bộ 3 cuốn sách dưới đây sẽ tổng hợp mọi thông tin đầy đủ nhất về hệ sinh thái, phương thức, quy trình sản xuất và những nội dung mới lạ, bí ẩn, thú vị xoay quanh đội nhóm “tuyệt mật” đã làm nên thành công của Toyota.
 
Với cuốn sách đầu tiên Hệ sinh thái Toyota nói về mô hình 4Ps gồm Product – Price – Place – Promotion tương ứng là Sản phẩm, Giá, Địa điểm phân phối, Quảng cáo và 14 nguyên lý của Phương thức Toyota.
 
Thứ 2 là cuốn Phương thức Toyota xây nội dung xoay quanh sự phức tạp của Hệ thống quản lý Toyota và Hệ thống sản xuất Toyota (TPS). Cuốn sách bàn về cách thức áp dụng các nguyên tắc quản lý của Toyota để trở thành một công ty cầu tiến và tinh gọn. Một chương trong phần này hoàn toàn tập trung vào việc áp dụng các Phương thức Toyota trong các công ty phi sản xuất thông tin di động.
 
Trong tháng 11/2019, Alpha  đã chuyển ngữ và mới xuất bản cuốn Phương thức Toyota – Câu chuyện về đội nhóm tuyệt mật đã làm bên thành công của Toyota. Cuốn sách vén bức màn bí ẩn liên quan đến “Phòng điều tra sản xuất” – một đơn vị phụ trách bám sát ở hiện trường sản xuất để tìm tòi, phát hiện ra những điểm có thể cải thiện được. Họ mới chính là những người đóng vai trò linh hồn mang tới thành công cho Phương thức Toyota.
 
Top 3 cuốn sách trên sẽ giúp bạn có những cái nhìn đa chiều về Hệ sinh thái Toyota – tất cả các phương pháp sản xuất cũ và mới để nhằm mục đích duy nhất: nâng cao năng suất
 
1. PHƯƠNG THỨC TOYOTA

Thời gian làm việc ít hơn, hàng tồn kho giảm bớt, cho ra đời những chiếc xe chất lượng cao nhất với sai sót thấp nhất so với bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào. Toyota luôn thúc đẩy sản xuất, phát triển sản xuất và cải tiến phương thức sản xuất. Kết quả là một câu chuyện kinh doanh thành công đáng ngạc nhiên: Chiếm thị phần từ ngay các đối thủ đang thực hiện chiến lược giảm giá, thu được nhiều lợi nhuận hơn bất cứ một nhà sản xuất nào khác và giành được sự ngưỡng mộ của các nhà lãnh đạo hàng đầu trên toàn thế giới.
Chìa khóa dẫn đến thành công nổi trội của Toyota là không có yếu tố cá nhân… Nhưng quan trọng là làm sao cho tất cả các yếu tố riêng lẻ gắn kết thành một hệ thống và được thực hiện mỗi ngày theo một cách thức nhất quán chứ không phải là bột phát.
Toyota luôn thúc đẩy sản xuất, phát triển sản xuất và cải tiến phương thức sản xuất. Kết quả là một câu chuyện kinh doanh thành công đáng ngạc nhiên: Chiếm thị phần từ ngay các đối thủ đang thực hiện chiến lược giảm giá, thu được nhiều lợi nhuận hơn bất cứ một nhà sản xuất nào khác và giành được sự ngưỡng mộ của các nhà lãnh đạo hàng đầu trên toàn thế giới. Chuyên gia Jeffrey K.Liker đã nghiên cứu Toyota trong 20 năm và đã tham gia vào ban lãnh đạo Toyota , trao đổi với công nhân và vào thăm các nhà máy - một việc mà trước đó chưa từng ai làm, cả ở Nhật Bản và Hoa Kỳ - để có được cuốn sách này.
Để nắm bắt sự phức tạp của Hệ thống quản lý Toyota và Hệ thống sản xuất Toyota (TPS), cuốn sách được chia làm 3 phần:
Phần 1 giới thiệu với bạn đọc thành công hiện tại và lịch sử của Toyota; Mô tả cách thức TPS phát triển thành một mô hình sản xuất mới, làm chuyển biến các doanh nghiệp trong tất cả các ngành.
Với cách trình bày hệ thống quản lý của Toyota ở thể động.
Phần 2 của cuốn sách giúp bạn đọc thấy được cách mà phương thức Toyota được áp dụng vào phát triển xe Lexus và Prius.
Phần 3 cuốn sách bàn về cách thức áp dụng các nguyên tắc quản lý của Toyota để trở thành một công ty cầu tiến và tinh gọn. Một chương trong phần này hoàn toàn tập trung vào việc áp dụng các Phương thức Toyota trong các công ty phi sản xuất thông tin di động.

MỤC LỤC:
Phần I: Sức mạnh đẳng cấp quốc tế của Toyota
Phần II: Nguyên lý kinh doanh của Toyota
Mục I: Triết lý dài hạn
Mục II: Quy trình đúng cho kết quả đúng
Mục III: Gia tăng giá trị cho tổ chức bằng cách phát triển con người và đối tác
Mục IV: Giải quyết liên tục vấn đề gốc rễ, định hướng học hỏi trong tổ chức
Phần III: Áp dụng phương thức Toyota vào tổ chức của bạn

2. Phương Thức Toyota - Câu chuyện về đội nhóm tuyệt mật đã làm nên thành công của Toyota

Yếu tố cốt lõi của Phương thức sản xuất Toyota không phải là việc sử dụng Kanban, cũng không phải là việc trang bị hệ thống Andon, mà là luôn đặt dấu hỏi cho những quan niệm thông thường và sáng tạo ra các phương pháp mới để nâng cao năng suất. Trên thực tế, Phương thức sản xuất Toyota vốn những điều đơn giản mà lô-gic, hoàn toàn không phải là một phương thức sản xuất tỉ mỉ, dập khuôn như những gì mà các học giả và nhà chuyên môn mô tả.

Bên cạnh đó, cuốn sách còn tiết lộ về một nhóm thuộc diện “tuyệt mật”, đó là những con người không ngần ngại đương đầu với những thế lực có tư duy thủ cựu, sẵn sàng quên ăn quên ngủ dấn thân vào hiện trường sản xuất, kề vai sát cánh cùng đội ngũ công nhân để tìm ra những yếu tố gây lãng phí trong dây chuyền và nghĩ mọi cách để nâng cao hiệu suất. Thực sự không quá lời khi nói rằng, sự thành công của tập đoàn Toyota được tạo nên bởi Phương thức Toyota, nhưng để Phương thức Toyota thành công trong thực tiễn thì không thể không kể đến những con người thầm lặng này.

3 - HỆ SINH THÁI TOYOTA

Mô hình 4Ps và 14 nguyên lý của Phương thức Toyota bao gồm:
Giải quyết vấn đề (tiếp tục nâng cấp và học hỏi)
* Học tập liên tục có tổ chức qua Kaizen và Hansei
* Tự đi tìm hiểu để qua đó hiểu tình thế (Genchi Genbutsu)
* Đưa ra quyết định từ từ bằng cách đồng thuận
Con người và đối tác (tôn trọng, thách thức, phát triển họ)
* Phát hiện những nhà lãnh đạo sống với triết lý
* Tôn trọng, phát triển và đặt ra thách thức với nhân viên 
* Tôn trọng, thử thách và giúp đỡ các nhà cung cấp
Quá trình (loại bỏ lãng phí)
* Thiết lập luồng quy trình liên tục để làm lộ diện sai sót.
* Sử dụng những hệ thống kéo để tránh sản xuất thừa.
* Bình chuẩn hóa khối lượng công việc (Heijunka).
* Dừng lại khi có vần đề về chất lượng (Jidoka)
* Chuẩn hóa các nhiệm vụ cải tiến liên tục
* Sử dụng kiểm soát trực quan để không còn một vấn đề nào bị giấu giếm.
* Chỉ đặt sự tin cậy vào các công nghệ đã được kiểm tra.
Triết lý (suy nghĩ lâu dài)
* Đưa ra các quyết định quản lý dựa trên triết lý dài hạn, ngay cả khi phải hy sinh những mục tiêu tài chính ngắn hạn.

Những đoạn hay trong sách:

•    Nếu không thực hiện triệt để loại bỏ lãng phí thì việc áp dụng phương thức sản xuất Toyota là hoàn toàn trở nên vô nghĩa.
•    Năm 1945, khi quân đồng minh tiến vào chiếm đóng lãnh thổ Nhật Bản, theo thông tin từ nguyên soái MacArthur tôi được biết rằng sức sản xuất của Nhật Bản bằng khoảng 1/8 của Mỹ. Như vậy trong thế chiến có lẽ sức sản xuất của Nhật Bản đã tăng từ 1/9 lên 1/8, nhưng dù thế nào thì việc giám đốc Kiichiro Toyoda nói là “bắt kịp nước Mỹ trong 3 năm” vẫn là không tưởng. Trong ba năm mà tăng năng suất lên 8-9 lần rõ ràng là một việc vô cùng khó khăn. Nói như vậy thì khác gì việc 10 người sẽ phải làm công việc của 100 người. Hơn nữa, 1/8 hay 1/9 xét cho cùng cũng chỉ là con số trung bình, nếu so với nền công nghiệp sản xuất ô tô đang phát triển mạnh nhất lúc bấy giờ thì có lẽ không phải chỉ dừng lại con số 1/8. Tuy nhiên, nếu xét về mặt thể lực thì không hẳn người Mỹ bỏ ra gấp 10 lần sức lực người Nhật. Tôi chắc rằng người Nhật đang tạo ra những lãng phí khá lớn nào đó. Tôi nghĩ rằng chỉ cần loại trừ những lãng phí đó thì chắc chắn năng suất sẽ tăng gấp 10 lần, và suy nghĩ đó cũng chính là khởi đầu cho phương thức sản xuất Toyota.
•    Nếu bạn chỉ đơn thuần đọc cuốn sách này, rồi lấy ra một ví dụ nào đó ứng dụng vào mội trường sản xuất thực tế, có lẽ nó sẽ không thể mang lại hiệu quả cải tiến. Nếu như bạn thực sự mong muốn nâng cao năng suất cũng như cải tiến toàn diện tính chất và đặc trưng của công ty mình, tôi mong rằng bạn sẽ trực tiếp quan sát hoạt động sản xuất trong nhà máy của mình, rồi đọc thật kỹ và ngẫm nghĩ về nội dung của cuốn sách này. Khi đó, dù loại hình hay cách thức mà bạn áp dụng có khác với phương thức Toyota đi chăng nữa, bạn cũng có thể phán đoán được điều gì là quan trọng đối với sự phát triển của công ty mình, và cần phải thực hiện việc cải tiến như thế nào là hợp lý nhất.

 

Xem Thêm Nội Dung