Giải mã thái ất (tái bản)

Nhà xuất bản: Hồng Đức
Hình thức bìa: Bìa cứng
Số trang: 398
Kích thước 16x24
Cân nặng: 1,000 (gram)
Năm xuất bản: 2019
Hết hàng
Giá bìa: 275,000 đ

GIẢI MÃ THÁI ẤT

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

            “Tam thức” là tên gọi chung dành cho ba môn thuật số gồm: Kỳ môn Độn giáp – Lục nhâm Thần khóa – Thái Ất thức. Đó là ba bộ “bí điển” vốn dĩ là của các vị Tiên Hiền trong Bách Việt xưa “mật truyền” cho hậu thế, để hậu nhân lấy đó làm “Cơ sở nhi tri giả”, nghĩa là lấy đó làm nền tảng của tri thức. Tam thức được các học giả nghiên cứu chuyên sâu về thuật số xưa và nay đánh giá rất cao, đặt để vào vị trí xứng đáng trong kho tàng văn hóa phương Đông. Riêng Thái Ất thức được đánh giá là môn dự trắc học ở cấp độ cao nhất đứng đầu trong Tam thức, phạm vi và đối tượng dự trắc của thuật số này là vô cùng rộng lớn, đa dạng. Nhận xét về nó, các học giả đều cho rằng đó là môn học rất khó tiếp cận và rất khó nắm bắt để có thể hiểu được nội dung. Điều đó là hoàn toàn xác thực bởi một số lý do sau:

 

Thời cổ: Học thuật Thái Ất được coi là môn “yếu đạo”, bởi nó là đạo học để “Phò tá quân vương, an dân, trị quốc”. Toán số Thái Ất được coi là “Toán miếu đường” chỉ dùng toán để dự liệu các việc trong cung cấm, việc quốc gia đại sự, việc binh bị… mà thôi. Chính vì thế mà sách viết về Thái Ất luôn được giữ gìn cẩn trọng “bí mật”, chỉ có các bậc Vua Chúa, Hoàng Hậu, Vương Tôn có địa vị cao quý và các bậc Đại Thần hữu trách mới được phép tiếp cận; còn sĩ lại bình thường, dân chúng không được phép biết, thậm trí bị cấm ngặt việc học và lưu trữ. Mặt khác, đạo học Thái Ất vốn là đạo “tâm truyền” nên nội dung “tàng ẩn”, nghĩa lý của “tàng ẩn” là vô cùng cao sâu, vi diệu, che đậy kín đáo.

 

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là Nhà Văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, Nhà Tiên tri được nhân loại đánh giá thuộc tầm cỡ thế giới đã từng chỉ dạy: “Đạo tàng ẩn trong Thái Ất, nếu biết lẽ tàng ẩn là có đức thông thần”. Vậy nên thời cổ muốn tiếp cận môn học Thái Ất là một việc khó, muốn nắm bắt nội dung và để hiểu được Thái Ất là việc còn khó khăn hơn nhiều.

Lúc đương thời Lê quý Đôn đã nhiều lần khuyên nhủ các tướng soái nên tìm hiểu sâu sắc thuật số Thái Ất, để phòng khi gặp thời quốc gia hữu sự đem vận dụng không phải không có căn cứ. Từ khi được lưu truyền cho tới mãi về sau này, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử diễn tiến cuộc thế đổi thay, ở Việt Nam Thái Ất thuật số đã được vận dụng nhiều và có hiệu quả trong công cuộc đấu tranh bảo vệ non sông đất nước, giữ gìn bờ cõi và cuộc sống bình yên của nhân dân đã được chứng minh nhiều, và tính chất xác thực của học thuật Thái Ất là không thể chối cãi.

 

Nhân loại ngày nay đã bước sang thế kỷ 21, khoa học hiện đại đã đạt được nhiều thành tựu vô cùng to lớn trên mọi phương diện. Nhưng việc khao khát có thể dự báo, dự đoán, tiên lượng và giải mã về một số vấn đề đặt ra trước mắt trong đời sống thực tại vẫn là những nhu cầu cần thiết và chính đáng của mỗi một người trong chúng ta. Có thể có muôn vàn cách tiếp cận một chân lý, nay thiết nghĩ mặc dù là phương pháp dự trắc bằng toán triết học đã rất cổ xưa nhưng ở chừng mực nhất định, Thái Ất vẫn rất hữu ích giúp chúng ta giải mã được nhiều điều huyền diệu của vũ trụ để thực hiện được ước nguyện đó.

 

Vì tính chất quan yếu của Thái Ất như vậy, nên các sách viết về Thái Ất đến thời kỳ Phong kiến vẫn còn khó tiếp cận, nó được giữ kín trong các gia đình quan lại quyền quý hoặc tướng soái giữ trọng trách được quốc gia tin cậy giao phó nhiệm vụ mới được sử dụng, số lượng sách cũng rất hạn chế, nhiều cuốn chỉ nghe tên mà không thể kiếm tìm.

 

Trong những năm gần đây, một số sách viết chuyên về Dịch lý nói chung được xuất bản khá nhiều, riêng các sách viết về Thái Ất cũng đã được xuất bản nhưng số lượng không nhiều. Về mặt nội dung trong các cuốn sách viết về Thái Ất còn có nhiều phần không rõ ràng, bị cắt xén, giấu giếm, hoặc sắp xếp đảo lộn, các số liệu tính toán còn sai lệch không được chỉnh sửa… càng làm cho việc tìm hiểu khó khăn hơn.

Để bảo tồn và phát huy những giá trị to lớn của di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, tôn vinh trí tuệ Tổ tiên Việt tộc. Đồng thời để độc giả yêu thích môn Dịch lý nói chung và môn Thuật số nói riêng có thêm nhiều cơ hội dễ dàng tiếp cận và nắm bắt được nội dung của Thái Ất, giúp vận dụng đắc sách vào thực tế cuộc sống thời hiện đại. Chúng tôi qua quá trình nhiều năm khảo cứu và biên soạn, nay gửi đến các  quý vị cuốn “Giải mã Thái Ất” để cùng nhau chia sẻ kiến thức cho sáng tỏ hơn.

 

Về tiền đề của cuốn sách: điều trước tiên xin phép được nói rõ cuốn “Giải mã Thái Ất ” được hoàn thành dựa vào nội dung chính của các cuốn Thái Ất và các nguồn tư liệu sau:

 

  1. Cuốn “Thái Ất Thần kinh” của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sách do N.X.B Văn hóa Dân tộc ấn hành năm 2002.
  2. Cuối  “Thái Ất giản dị lục” của cụ Lê Quý Đôn. Sách do N.X.B Văn hóa ấn hành năm 1997.
  3. Các tư liệu cổ xưa vốn có trong tàng thư của Nguyễn Vân tộc (tại bản gia), do các vị Tiên tổ lưu truyền lại cho hậu thế.

 

Mặt khác để làm rõ một số nội dung cần thiết, chúng tôi đã tiến hành khảo cứu thêm nhiều tài liệu khác có mối liên quan đến môn thuật số Thái Ất để có thể tiến hành chỉnh lý, bổ sung mong sao cho cuốn sách được hoàn hảo.

 

Về mặt nội dung: mục đích và mong muốn của chúng tôi là gắng soạn thảo, ghi chép lại kiến thức sao để những ai có ham muốn tìm hiểu và muốn học môn Thuật số Thái Ất đều dễ hiểu, dễ thực hành. Nên phương châm của chúng tôi là:

 

  • Các chương mục được sắp xếp theo trình tự trước sau, hợp lôgic.
  • Các phép toán được diễn giải đơn giản, minh bạch, rõ ràng cụ thể.
  • Các con số nạp âm, nạp giáp, số đại diễn…được minh định sáng tỏ, có nguồn cội, căn cứ xác đáng.
  • Bổ sung thêm các phần còn thiếu, mà các sách Thái Ất khác vì lý do nào đó không nhắc tới, hoặc chưa nói rõ.
  • Bỏ đỡ các phần rườm rà không nhất thiết cần phải có.
  • Tính toán lại, chỉnh lý các sai sót nhầm lẫn cho 144 khối ẩn dương và ẩn âm.

 

Điều cốt lõi chúng tôi muốn nói với độc giả là để có thể tiến hành tìm hiểu, học tập và thực hành được môn Thuật số Thái Ất, trước tiên các quý vị cần nắm chắc các kiến thức cơ bản về Dịch lý, đó là các học thuyết về: Hà đồ – Lạc thư, Bát quái, Kinh dịch, Âm dương, Ngũ hành, Lịch pháp, Thiên văn, Địa lý, Phong thủy, Binh pháp, Dân tục… thì mới mong có kết quả.

 

“Giải mã Thái Ất” là cuốn sách viết về thuật số mang tính chuyên môn, nhiều phần rất huyền bí, rất khó diễn đạt theo lối văn chương nên câu văn có phần trúc trắc khó đọc và hơi khó hiểu, cần có kiến thức căn bản về Dịch lý và cần phải suy luận mới hiểu được. Nội dung của cuồn sách vì nhiều lý do khác nhau mà còn có nhiều mặt hạn chế, rất mong có sự thông cảm của độc giả và sự chỉ giáo của các bậc cao nhân.

    Hà Đông, tháng 10 năm 2014

       Soạn giả: Nguyễn Vân Liên.

GIẢI MÃ THÁI ẤT

 

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU.. 1

CHƯƠNG I TÌM HIỂU VỀ THÁI ẤT THỨC.. 5

A/ THÁI ẤT LÀ GÌ ?. 5

B/ NGUỒN GỐC  CỦA THÁI ẤT THỨC.. 6

C/ NỀN TẢNG CỦA THÁI ẤT THỨC.. 7

1. Cội nguồn. 7

2. Mối liên hệ với Lạc thư. 11

D/ THÁI ẤT ĐỊNH LOẠI VÀ PHẠM VI CHIÊM ĐOÁN.. 15

1. Thái Ất Kể năm.. 15

2. Thái Ất Kể tháng. 15

3. Thái Ất Kể ngày. 15

4. Thái Ất Kể Giờ. 15

5. Thái Ất Kể Định (Kể Mục) 16

6. Thái Ất Kể Thần. 16

CHƯƠNG II LỊCH PHÁP ĐÔNG PHƯƠNG (ÂM LỊCH) 17

A/ CÁCH PHÂN LỊCH CỦA PHƯƠNG ĐÔNG (Âm Lịch) 17

B/ CÁCH PHÂN LỊCH TRONG THÁI ẤT THỨC.. 17

C/ MỐC THỜI GIAN.. 18

D/ TÍCH NIÊN THÁI ẤT- TÍCH TRUNG CỔ GIÁP DẦN - LỊCH TUỔI VIỆT   18

1. Tích niên Thái Ất 18

2. Tích niên Trung cổ Giáp Dần. 18

3. Lịch tuổi Việt 19

4. Bảng số liệu của một số năm tính được tích niên Thái Ất, tích Trung Cổ Giáp Dần và lịch tuổi Việt. 19

CHƯƠNG III BẢN ĐỒ THÁI ẤT THỨC.. 20

A/ VÒNG KỶ DƯ.. 20

1. Vòng Kỷ Dư Thái Ất Kể Năm.. 20

2. Vòng Kỷ Dư Thái Ất Kể Tháng. 21

3. Vòng Kỷ Dư Thái Ất Kể Ngày. 21

4. Vòng Kỷ Dư Thái Ất Kể Giờ. 21

B/ TOÁN PHÂN NGUYÊN – CỤC.. 22

C/ BẢN ĐỒ THÁI ẤT THỨC.. 23

1. Tiền đề nhận thức. 23

2. Bản đồ Thái Ất thức với 16 cung định thần vị 24

 

D/ BIỂU TƯỢNG VÀ NGHĨA LÝ CỦA 16 CUNG ĐỊNH THẦN VỊ. 25

1. Địa Chủ. 25

2. Dương Đức. 25

3. Hòa Đức. 25

4. Lã Thân. 25

5. Cao Tùng. 25

6. Thái Dương. 25

7. Đại Cảnh. 25

8. Đại Thần. 26

9. Đại Uy. 26

10. Thiên Đạo. 26

11. Đại Vũ. 26

12. Vũ Đức. 26

13. Thái Tộc. 26

14. Âm Chủ. 27

15. Âm Đức. 27

16. Đại Nghĩa. 27

E/ KHÁI QUÁT TAM TÀI. 27

CHƯƠNG IV  THÁI ẤT BÁT MÔN TRỰC SỰ.. 29

A/ BÁT MÔN THÁI ẤT.. 29

1.Cửa Khai 29

2.Cửa Hưu. 29

3. Cửa Sinh. 29

4. Cửa Thương. 30

5. Cửa Đỗ. 30

6. Cửa Cảnh. 30

7. Cửa Tử. 30

8. Cửa Kinh. 31

B/ PHƯƠNG PHÁP VÀO CỬA TRỰC SỰ.. 31

1. Tiền đề và nghĩa lý. 31

2. Phương pháp toán vào cửa trực sự cho Tứ Kể. 31

C/  NGUYÊN TẮC DỰ BÁO CỦA BÁT MÔN.. 33

CHƯƠNG V  CỬU CUNG PHẬN DÃ.. 35

2. Chòm sao Bắc Đẩu. 39

3. Cửu cung phận dã. 40

4. Bản đồ nước Văn Lang thời Hùng Vương dựng nước. 42

CHƯƠNG VI HỆ THỐNG TƯỚNG, THẦN TINH VÀ TOÁN PHÁP THÁI ẤT THỨC   43

A/ TƯỚNG VÀ THẦN TINH DÙNG TRONG TỨ KỂ.. 43

I/ 9 Tướng dùng chung cho Tứ Kể. 43

1. Thái Ất – Ngũ hành Mộc. 44

2. Văn Xương (Thiên Mục – Chủ Mục) – Ngũ hành Thổ. 45

3. Thủy Kích (Địa Mục – Khách Mục) – Ngũ hành Hỏa. 46

4. Kể Thần – Ngũ hành Hỏa. 46

5. Kể Định – Ngũ hành Hỏa. 47

6. Đại Tướng Chủ - Ngũ hành Kim.. 48

7.  Tham Tướng Chủ - Ngũ hành Thủy. 49

8. Đại Tướng Khách – Ngũ hành Thủy. 50

9. Tham Tướng Khách – Ngũ hành Mộc. 50

II/ 14 THẦN TINH DÙNG CHUNG CHO TỨ KỂ.. 51

1. Thái Tuế - Ngũ hành theo nạp âm hàng năm.. 51

2. Thần Hợp. 51

3. Ngũ Phúc – Ngũ hành Thổ. 52

4. Quân Cơ – Ngũ hành Thổ. 52

5. Thần Cơ – Ngũ hành Thổ. 53

6. Dân Cơ – Ngũ hành Thổ. 54

7. Tứ Thần – Ngũ hành Thủy. 55

8. Thiên Ất – Ngũ hành Kim.. 56

9. Trực Phù – Ngũ hành Hỏa. 57

10. Địa Ất – Ngũ hành Thổ. 57

11. Đại Du – Ngũ hành Kim.. 58

12. Tiểu Du – Ngũ hành Mộc. 59

13. Thái Âm – Ngũ hành Thủy. 59

14. Phi Phù Thái Ất – Ngũ hành Hỏa. 60

B/ THẦN TINH DÙNG TRONG DỰ BÁO THỜI TIẾT VÀ KHÍ TƯỢNG   61

1. Thái Ất 62

2. Thiên Tôn. 63

3. Thiên Hoàng. 63

4. Thiên Thời 64

5. Đế Phù. 65

6. Phi Điểu. 66

7. Năm Hành (Ngũ Hành) 66

8. Tam Phong. 67

9. Ngũ Phong. 68

10. Bát Phong. 69

C/ THẦN TINH DÙNG CHO BINH PHÁP.. 69

1. Thanh Long Thái Tuế. 70

2. Khí Xích Kỳ. 70

3. Hắc Kỳ (Thái Âm) 71

D/ THẦN TINH DÙNG CHO NHÂN MỆNH.. 71

1. Phi Lộc. 71

2. Phi Mã. 72

3. Lộc Chủ. 72

CHƯƠNG VII MỘT SỐ PHÉP TÍNH KHÁC TRONG THÁI ẤT THỨC   73

A/ ĐẠI DU VẬN QUÁI VÀ TIỂU DU VẬN QUÁI. 73

1. Đại Du vận quái 73

2. Tiểu Du vận quái 75

B/ QUẺ THÁI TUẾ LƯU NIÊN TRỰC QUÁI. 77

1. Luận về thứ tự sắp xếp 64 quẻ theo Kinh Dịch. 77

2. Bài thơ sắp xếp thứ tự 64 quẻ Kinh Dịch của Trạng Trình. 79

3. Phương pháp vào quẻ Thái Tuế Lưu niên trực quái 79

4. Phương pháp luận giải quẻ Thái Tuế Lưu niên. 80

C/ PHÉP CỬU TINH TRỰC PHÙ.. 81

1. Phép Cửu Tinh Trực Phù liên hệ với Kỳ Môn Độn Giáp Thức. 81

2. Bảng chỉ định các Tinh Tượng phối với 9 Can (riêng Can Giáp ẩn độn) và với biệt số của 9 cung khi chưa chuyển dịch. 84

D/  PHÉP TÍNH VĂN XƯƠNG CỬU TINH GIỮ PHẬN DÃ TRỰC SỰ   84

1.Tiền đề. 84

2. Bảng chỉ định thứ tự khi vòng Văn Xương Cửu Tinh chưa dịch chuyển  85

3. Quy luật vận hành. 85

4. Cách tính. 85

5. Luận giải về Văn Xương Cửu Tinh giữ phận dã trực sự. 86

E/ PHÉP TÍNH CỬU TINH QUÝ THẦN GIỮ PHẬN DÃ TRỰC SỰ.. 87

1. Quy luật vận hành. 87

2. Thứ tự các sao khi chưa chuyển dịch theo bảng sau: 87

3. Cách tính. 87

4. Luận giải Cửu Tinh Quý Thần. 88

G/ TÍNH HẠN DƯƠNG CỬU (+9) VÀ HẠN BÁCH LỤC (- 106) 92

1. Hạn Dương Cửu (+ 9) 93

2. Hạn Bách Lục ( - 106) 96

CHƯƠNG IIX LUẬN GIẢI THÁI ẤT.. 98

A/ LUẬN VỀ SỐ TOÁN THÁI ẤT.. 98

1.Tam Tài toán pháp. 98

2. Bàn về số toán âm dương hòa hay bất hòa. 102

B/ LUẬN VỀ CÁC CÁCH CỤC BẤT THƯỜNG.. 107

1. Yếm.. 107

2. Kích. 108

3. Ép (Bách) 108

4. Cách. 109

5. Tù (Giam) 109

6. Chặn (Bế  – Tính – Quan) 110

7. Đối 111

8. Đề Hiệp (Cắp, Dẫn Cắp) 111

9. Chấp Đề (Nắm Dẫn) 112

10. Đề Cách. 112

11. Tứ Quách Cố Đỗ. 113

C/ GIẢI LUẬN CÁC TƯỚNG, THẦN TINH CHO THÁI ẤT KỂ NĂM... 113

1. Luận giải về Thái Ất 113

2. Luận giải về Thái Tuế. 115

3. Luận giải về Thần Hợp. 117

4. Luận giải về Thái Âm.. 117

5. Luận giải về Kể Thần (ẩn Tinh) 118

6. Luận giải về Văn Xương (Thiên Mục – Chủ Mục) 118

7. Luận giải về Thủy Kích (Địa Mục – Khách Mục) 119

8. Luận giải về Đại Tướng Chủ (Đại Chủ) 134

9. Luận giải về Tham Tướng Chủ (Tham Chủ) 134

10. Luận giải về Đại Tướng Khách (Đại Khách). 135

11. Luận giải về Tham Tướng Khách (Tham Khách). 136

12. Luận giải về Ngũ Phúc. 136

13. Luận giải về Quân Cơ. 137

14. Luận giải về Thần Cơ. 138

15. Luận giải về Dân Cơ. 139

16. Luận giải về Tứ Thần. 140

17. Luận giải về Thiên Ất 141

18. Luận giải về Địa Ất 141

19. Luận giải về Trực Phù. 142

20. Luận giải Đại Du. 142

21. Luận giải về Tiểu Du. 143

22. Luận giải về Phi Phù. 144

CHƯƠNG IX PHÉP CHIÊM ĐOÁN KHÍ HẬU.. 145

A/ LUẬN THẬP TINH CÁC ĐIỂN.. 145

1. Thái Ất. 145

2. Thiên Hoàng. 146

3. Thiên Tôn. 147

4. Thiên Thời 147

5. Đế Phù. 147

6. Phi Điểu. 148

7. Ngũ Hành. 148

8. Bát Phong. 148

9. Ngũ Phong. 149

10. Tam Phong. 149

B/ PHÉP XEM MẦU MÂY KẾT HỢP VỚI THẦN TINH THÁI ẤT ĐỂ LUẬN VỀ SỰ BIẾN ĐỔI THỜI TIẾT.. 150

CHƯƠNG X THÁI ẤT BINH PHÁP.. 151

A/ TIỀN THUẬT (7 thuật) 151

1. Thuật thứ nhất: Đến bến hỏi Đạo. 151

2. Thuật thứ hai: Sư tử ném lại 151

3. Thuật thứ ba: Mây trắng ếm trời 152

4. Thuật thứ tư: Mãnh hổ tương cự. 153

5. Thuật thứ năm: Thiên Lôi nhập thủy. 153

6. Thuật thứ sáu: Rồng trắng gặp mây. 154

7. Thuật thứ 7: Quân quay về không nói 155

B/ HẬU THUẬT.. 155

1. Luận về 3 cửa đủ và 5 Tướng phát 156

2. Luận về động tĩnh trước sau, phân định Chủ - Khách: 156

3. Luận về chủ - khách thắng thua. 157

4. Luận về Thái Ất trong ngoài, trợ chủ - khách. 157

5. Luận xem Đại Thần trong nước và Đại Thần nước ngoài có hiền tài hay không?  157

6. Luận xem Tướng soái trong nước có hiền tài hay không ?. 158

7. Luận xem nước địch động tĩnh ?. 158

8. Luận xem thông tin sứ địch chân thực hay gian trá ?. 159

9. Luận xem có gián điệp của địch vào trong nước nhòm ngó hay không  159

10. Luận xem sự việc nghe thấy thực hư ra sao ?. 159

11. Luận về xuất binh chinh phạt 160

12. Luận về phương pháp bố trí kỳ binh và phục binh. 160

13. Phép cúng lễ thỉnh Thần và sắp xếp đội ngũ theo hình thế trận pháp  161

14. Luận về việc yên doanh trại đặt cửa. 163

15. Luận xem địch từ hướng nào tới, đến hay không, quân tướng nhiều hay ít 163

16. Luận về phép bày trận trương cờ. 164

17. Luận về bày binh bố trận theo địa hình. 165

18. Phép xem khí mây thuận hay nghịch. 165

19. Luận hướng gió định Ngũ hành phân chủ - khách. 167

20. Nghe âm thanh của gió đoán biết tính cách của Tướng giặc. 167

21. Xem số Cô hay Đơn để tính thành bại 168

22. Xem số thuộc chủ sở nào để dự báo lành dữ. 169

23. 8 cửa Thái Ất dụng vào việc binh. 169

24. Bài phú “Kinh sáng” : 170

C/ ĐIỀM ỨNG CÁT HUNG TRONG BINH PHÁP.. 170

1) Điềm báo cát hung khi hành quân. 171

2) Điềm yên doanh ứngbáo cát hung. 172

3) Điềm dựng trại yên doanh ứng cát hung. 173

4) Điềm xem gió biết thắng địch. 174

5) Điềm xem  gió ứng biết thua trận. 174

6) Điềm xem màu mây biến biết tình hình địch để ứng phó. 175

CHƯƠNG XI THÁI ẤT DỰ ĐOÁN MỘT SỐ VIỆC CÁT HUNG.. 176

1. Phép xem năm thay đổi chính lệnh trong nước: cát hung. 176

2. Xem Thiên Tử đi tuần thú. 176

3. Phép xem tai họa phát trong năm.. 177

4. Suy đời yên, lịch số. 177

5. Phép xem lùng bắt kẻ phản trốn. 178

6. Phép dự đoán ách hội Thành Quốc Quận. 178

7. Phép xem sách lược mưu cầu có được không ?. 181

8. Phép xem chung cho các việc. 182

9. Phòng họa tranh tụng lành dữ.. 183

10. Phép dự đoán người đi xa có về hay không về ?. 183

11. Phép xem cầm tù, ứng đối 184

12. Phép tính toán thời điểm và phương vị tối cát ( bổ xung). 184

CHƯƠNG XII  THÁI ẤT NHÂN MỆNH.. 186

A/ PHƯƠNG PHÁP LẬP LÁ SỐ THÁI ẤT.. 186

I/. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CÁC PHÉP TOÁN CHO MỘT LÁ SỐ THÁI ẤT  186

1. Tứ trụ là gì?. 186

2. Lá số Thái Ất mẫu. 187

3. An Mệnh, Thân và các cung liên quan. 188

4. Vào Nguyên Cục cho nhân mệnh. 191

5. Các sao cần toán cho lá số nhân mệnh. 191

6. Tính các loại vận hạn cho lá số Thái Ất nhân mệnh. 192

7. Nguyên tắc luận giải 12 cung trong Lá số Thái Ất nhân mệnh. 200

II/  LUẬN GIẢI LÁ SỐ THÁI ẤT NHÂN MỆNH.. 203

1. Luận về số toán âm dương, hòa hay bất hòa, toán tạp của Lá số Thái Ất 203

2 . Luận về các cách cục vô thường trong Thái Ất nhân mệnh. 206

III/ LUẬN GIÁI TÍNH THIỆN ÁC CỦA CÁC THẦN TINH TRONG LÁ SỐ THÁI ẤT  209

1.Thái Tuế. 209

2. Thái Âm.. 209

3. Thần Hợp. 209

4. Thái Ất - Ngũ hành thuôc Mộc. 210

5. Văn Xương – Ngũ hành thuộc Thổ. 211

6. Thủy Kích – Ngũ hành thuộc Hỏa. 212

7. Kể Thần – Ngũ hành Thổ. 214

8. Đại Tướng Chủ - Ngũ hành Kim.. 215

9. Đại Tướng Khách – Ngũ hành Thủy. 216

10. Tham Tướng Chủ - Ngũ hành Thủy. 218

11. Tham Tướng Khách – Ngũ hành Mộc. 219

12. Ngũ Phúc – Ngũ hành Thổ. 219

13. Quân Cơ – Ngũ hành Thổ. 221

14. Thần Cơ – Ngũ hành Thổ. 223

15. Dân Cơ – Ngũ hành Thổ. 224

16. Tứ Thần  - Ngũ hành Thủy. 225

17. Thiên Ất – Ngũ hành Kim. 227

18. Địa Ất – Ngũ hành Thổ. 228

19. Trực Phù – Ngũ hành Hỏa. 230

20. Phi Phù – Ngũ hành Hỏa. 230

B/ PHƯƠNG PHÁP LẬP QUẺ THÁI ẤT NHÂN MỆNH.. 232

1.Quẻ Vào Đời Dựng Nghiệp và quẻ Hạn Dựng Nghiệp. 233

2. Tính quẻ Năm, Tháng, Ngày, Giờ. 235

3. Biểu tượng và nghĩa lý của 64 quẻ Kinh Dịch. 238

 CHƯƠNG XIII: CÁC KHỐI DƯƠNG ĐỘN VÀ ÂM ĐỘN ......... 250

1. 72 khối dương độn  ............................................................... 250

2. 72 khối âm độn ......................................................................323 

 

 

 

THÔNG TIN NỘI DUNG

Thái Ất thần kinh hay Thái Ất là một trong ba môn học xếp vào tam thức (Thái Ất, Độn giáp, Lục nhâm đại độn).

Thái Ất tức là Thái Nhất, tên gọi khác của Thần Bắc cực.

Trong tam thức, Thái Ất thiên về Thiên, nó nghiên cứu sự chuyển động của các tinh tú ảnh hưởng đến Trái Đất, đến con người.

Theo một số sách bói kinh điển, Thái Ất là tôn thần của thiên đế, ở trước sao Bắc thần, chủ sai khiến 16 thần. Sao Thái Ất chủ về dự đoán gió mưa, hạn hán lụt lội, chiến tranh đói rét bệnh tật, xem tình hình trong nước, sao Thái Ất chủ sự hưng vong, lịch số dài ngắn.

Theo Lê Quý Đôn (1726-1784), xem Thái Ất có bốn cách:

  1. Tuế kế (kể năm) để xem sự lành hay dữ của quốc gia. Đó là việc của các vua và hoàng hậu làm, để sáng chính hoá, sửa đức giáo, xét cơ động, tĩnh.
  2. Nguyệt kế (kể tháng), để xem lành hay dữ. Đó là bậc công khanh xem, để xét biện được hay mất, mà điều hoà sự hoà hay trị.
  3. Nhật kế (kể ngày), để đo lường hoạ phúc trong nhân gian, sử dụng cho mọi người để xét lớn hay nhỏ, hưng hay suy.
  4. Thời kế (kể giờ), để vận trù mưu kế sách lược, xác định về chủ, khách, thắng, thua. Phàm thiên văn đổi khác, các nước lân bang động hay tĩnh, thế trận hai bên có tương đương hay không, xã hội bình yên hay có giặc cướp, đều dùng Thời kế mà xem.

Lê Quý Đôn viết:

  • "Thuyết ấy (Thái Ất) phần nhiều nói về binh pháp: địch ta, chủ khách, lợi hại, được mất, cái cơ thịnh suy, trị loạn; cái thế thắng thua, yên hay nguy, không điều gì là không bày rõ. Nếu hiểu lẽ ấy mà biết phòng bị, ứng phó thì có thể tìm điều lành, tránh điều dữ, tiêu hoạ, vời phúc thì, mới là người giỏi dùng sách Thái Ất vậy...Làm tướng mà không biết sách ấy thì sẽ mờ tối ở chỗ đánh hay giữ, tiến hay ngừng; không lấy gì mà quyết đoán các nghi mưu khi ra trận tuyến; làm tể tướng mà không biết sách ấy thì sẽ sai lầm ở sự động hay tĩnh, cất lên hay đặt xuống; không lấy gì để quyết đoán những nghị luận lớn cho triều đình..."
    • (Bài tựa cho sách Thái Ất Dị giản lục - bản dịch của Đặng Đức Lương, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin, Việt Nam năm 2001).

Bản dịch của Nguyễn Ngọc Doãn (1912-1989) với bút hiệu là Thái Quang Việt – Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc – 2002) cũng viết:

  • "...Thái Ất kể ngày luận về mệnh hạn người đời. Đo biết hoạ phúc, định luận không sai. Suy rõ mấu chốt, nên cẩn thận tinh tường, diệu ở huyền vi tỏ biết.
  • ...Phép này mọi người dân gian sử dụng để đo lường hoạ phúc cho mình, vào đời dựng nghiệp lớn hay nhỏ, được hưng hay suy, biết mấu chốt mà định luận không sai về vận hạn sống trong đời sao cho hợp với đạo nhà, đạo nước và đạo học đúng nghĩa quen gọi là Đạo Người."

và:

  • "...Xem Thái Ất kể giờ chú trọng vào con toán nhất, rồi xem xét các chướng ngại (tù, giam, cấp...) được sử dụng cho công việc hàng ngày, nhất là xem cho việc binh bị, chủ khách thắng thua, nước ngoài động tĩnh, vận trù kế sách; đặc biệt xem thiên văn đổi thay, xã hội bị ảnh hưởng vì mưa nắng, bão gió, giặc cướp không." (Nguồn Wikipedia 

 

  • Moi thắc mắc vui lòng liên hệ giải đáp cùng tác giả: Nguyễn Vân Liêm, Văn Nội, Phú Lương, Hà Đông - Hà Nội" 0986181311"

Xem Thêm Nội Dung