Hà Nội thanh lịch [tái bản]

Nhà xuất bản: Kim Đồng
Nhà phát hành: Nhã Nam
Số trang: 280
Kích thước 14 x 20,5 cm
Cân nặng: 312 (gram)
Hết hàng
Giá bìa: 70,000 đ

 

“Các dãy làng quanh thành có tên là Kẻ Bưởi, Kẻ Mọc, Kẻ Lủ, Kẻ Mơ, thì bà con nông thôn cũng hay gọi Hà Nội là “Kẻ Chợ”. Vì là kẻ chợ, nên lịch lãm có khi hóa ra kênh kiệu, buôn bán cũng có lúc lá phải, lá trái.

Nhưng ‘người Tràng An’ rõ ràng là người cần cù, cứng rắn, vẻ thanh lịch, đôi lúc hào hoa, yêu văn, yêu hoa, sành mỹ thuật, ăn mặc đơn sơ và trang nhã, nói lời văn vẻ dễ nghe, dễ hòa hợp với bà con phường, xóm, hay động lòng vì việc nghĩa, tình người, ghét cay ghét đắng những chuyện tục tằn kệch cỡm, hoạnh họe, lố lăng, đê tiện. Người Tràng An ở với nhau, ‘biết nhịn’, ‘biết nể’, ‘biết ngượng’, ‘suy bụng ta ra bụng người’. Trong thôn phố, có việc là chạy sang thăm hỏi ngay, ở với nhau chu tất, ăn ý, không ‘bỏ được lòng nhau’ [...]

Khách nhà quê ra, đi mãi, nóng, nhọc thì thấy ngay bên đường một vại nước vối ngon với mấy cái bát sạch. Người ta tóm cả cái thanh, cái cao, cái lịch sự, ẩn ý vào hai chữ ‘thanh lịch’.

Và khi đón bà con các tỉnh về, tiếp các khách phương xa đến, người ta nhắc nhau giữ lấy ‘vẻ thanh lịch của người Tràng An’.”

“Nhà Hà Nội học thâm thúy trách nhiệm với nơi ông đã sinh trưởng mà sự hiểu biết tự nhiên cộng với công phu nghiên cứu, đã ra đời những tác phẩm “Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội”, tác phẩm “Phố phường Hà Nội xưa” (và nay di cảo “Hà Nội thanh lịch”) và với mấy trăm bài báo, bài trao đổi, bài tranh luận mà bao giờ cũng vậy, đề cập tới bất cứ một sự việc nào ông cũng phân tích bằng những phát hiện ra đặc điểm cảnh ấy, việc ấy, người ấy...

“HÀ NỘI THANH LỊCH” thật sự là bộ sử dân gian của Thủ đô...”

TÔ HOÀI

Nhà văn hóa HOÀNG ĐẠO THÚY (1900 - 1994)

Xuất thân trong một gia đình nhà Nho yêu nước tại làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, Hà Nội; học Trường Bưởi, tốt nghiệp Thành chung, sau đó dạy học tại Trường Tiểu học Sinh Từ; là thủ lĩnh phong trào Hướng đạo sinh Việt Nam tại Bắc Kỳ; giữ nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội và là đại biểu Quốc hội khóa 1, 2…

Ông làm báo, viết văn, nhưng chuyên tâm nhất là khảo cứu. Ông đặc biệt ưa thích tìm hiểu và giới thiệu vẻ đẹp đất nước. Các tác phẩm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Người và cảnh Hà Nội, Đi thăm đất nước ta, Phố phường Hà Nội xưa… đã cung cấp nguồn tư liệu lớn, quý báu về lịch sử, địa lý và văn hóa nước ta. Với nhiều cuốn được nhận giải thưởng của Hà Nội, Hoàng Đạo Thúy đã trở thành một trong những nhà Hà Nội học tâm huyết nhất.

CÁC TÁC PHẨM CHÍNH:

• Hướng đạo sinh (1929)

• Bác Hai Bền (1941)

• Trai nước Nam làm gì? (1943)

• Nghề thầy (1944)

• Sát Thát (1958)

• Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (1969)

• Phố phường Hà Nội xưa (1974)

• Người và cảnh Hà Nội (1982)

• Đi thăm đất nước ta (1978)

• Đất nước ta (Chủ biên, 1989)

• Hà Nội thanh lịch (1996)

Xem Thêm Nội Dung