Lý thuyết tượng số ứng dụng Kinh dịch và Nguyên lý Toán Nhị phân (2008, B95)

Lý thuyết tượng số ứng dụng Kinh dịch và Nguyên lý Toán Nhị phân (2008, B95)

Nhà xuất bản: Khoa học Xã Hội
Nhà phát hành: Minh Lâm
Hình thức bìa: Bìa cứng
Số trang: 378
Kích thước 16x24
Cân nặng: 670 (gram)
Đang có hàng
Giá bán: 85,500 đ
Giá bìa: 95,000 đ
Tiết kiệm:10%(9,500 đ)

 

Lý Thuyết Tượng Số:
 
Một ứng dụng quan trọng của Dịch vốn được lưu hành rộng rãi trong dân gian, đó là môn tính số Hà Lạc, để đoán vận con người. Đây là một phương pháp xác xuất cổ được nghiên cứu rất công phu dựa trên lý thuyết “Tượng số” của Dịch học. Cổ nhân tin rằng, con người cũng như vạn vật đều phải tuân theo những quy luật biến dịch chung của Vũ Trụ, giống như các con số. Vì vậy có thể tìm hiểu vận mệnh đời người thông qua “Tượng Nhị Phân” của các con số. Còn các con số tuy sinh ra vô vàn nhưng về cơ bản chỉ có 10 số đếm mà thôi (gồm 5số sinh và 5 số thành) mà chúng ta đã khảo sát trong bảng Hà Đồ. Khi các con số biến chuyển để tạo ra cái “Dụng” của chúng, thì chúng tuân theo quy luật của “Lạc thư”. Các con số, dù có sinh ra bao nhiêu, cũng không thoát khỏi bốn phương tám hướng của không gian, cũng như không thể ra ngoài Vòng Không Thời Gian của các chu trình Giáp – Tý – Quý Hợi.
 
Có người đặt câu hỏi: “Có hàng tỷ người trên trái đất, vận mệnh của mỗi người một khác, mà lại chỉ bao gồm trong 64 quẻ Dịch hay nhiều lắm là trong nửa triệu là số Tử Vi, như vậy thì sẽ có hàng triệu người cùng chung một là số và số phận họ sẽ giống hệt nhau? Điều đó khó có thể chấp nhận?” Để trả lời câu hỏi đó, ta cần nêu ra một câu hỏi khác mà ai cũng nhận thấy là đúng: “Tại sao cũng có hàng tỷ người mà người ta lại chỉ phân ra làm hai loại đàn ông và đàn bà nhưng lại tuyệt đối đúng?” Lẽ nào số phận của một nửa số đàn ông hay một nửa số đàn bà trên toàn cầu lại giống hệt nhau! Hai loại đó đúng về mặt giới tính nhưng, nhưng không phải ai cùng giới là giống y hệt nhau. Rõ ràng đã quan niệm là một môn “phân loại học” thì nó có tiêu chí cả việc phân loại. Tiêu chí ở đây là dựa theo hệ “Toạ độ Không - Thời - Gian” của từng “giờ, ngày, tháng,năm sinh” và những tính chất đặc trưng của Vũ Trụ (Trời Đất) đối với từng vị trí đi, mà người xưa gọi là “sao” tạo thành. Vậy, những “sao” này do chủ quan con người bày đặt ra hay có thực? Như trên đã đề cập đến “sao” chỉ là danh từ chỉ tính chất của vị trí đó, mà những tính chất này là hệ quả của sự hoạt hoá Hệ Can Chi theo Dịch lý tạo thành, cụ thể là theo “Âm Dương – Ngũ Hành”. Việc chia ra tới trên nửa triệu trường hợp là đã quá lớn, nhưng nó rất hợp lý vì cùng dựa trên sự định vị theo giờ sinh, nghĩa là những người sinh cùng một ngày, giờ, tháng, năm đều có chung một vị trí “Không – Thời – Gian ”.
 
Mục lục:
Lời mở đầu
Phần I: Phép tính số Hà Lạc
A – Phương pháp lấy lá số Hà Lạc
Chuyển năm – tháng – ngày - giờ sinh theo Lịch Can Chi
Số của Can Chi theo Hà Đồ và Lạc Thư
Tìm quẻ Nguyệt Lệnh của tháng sinh
Tìm Tổng số Âm Dương của giờ, ngày, tháng, năm sinh
Tìm quả gốc: tức Quẻ Tiên Thiên hay Quả Bản Mệnh
Đánh giá Quả Tiên Thiên
Xác định nguyên đường của Quẻ Tiên Thiên theo giờ sinh
Tìm Quẻ Hậu Thiên hay Quẻ Biến
B – Phương pháp giải số Hà Lạc
Lý giải các Quẻ Tiên Thiên và Hậu Thiên
Xác định các Đại Vận quẻ Tiên Thiên Và Hậu Thiên
Xác định các Tiểu vận hay Niên vận
Cách giải đoán Quẻ Hà Lạc
Tóm tắt môn dự báo Hà Lạc
64 Quẻ Trùng Quái
Phần II: Phép tính số tử vi
Sơ lược lịch sử và nội dung môn Tử Vi
Tử Vi là phép định vị con người theo không gian Hà Lạc cổ
Những quan niệm cơ bản cần nắm vững
Trật tự tiến hành lấy một lá số Tử Vi
Ghi Đại Hạn, Tiểu Hạn và các sao lưu Hạn
Giải đoán một số lá Tử Vi, những điều cần chú ý
Đại cương về các Chính tinh trong cung Mệnh
Ba hệ thống sao quan trọng: Bác Sĩ – Thái Tuế - Tràng Sinh
Cát Hung, Sát tinh
Đôi dòng cuối sách
Tài liệu tham khảo
 
Mời các bạn tìm đọc!
 

 

Xem Thêm Nội Dung