Viết gia phả - Suy nghĩ và cách thể hiện (2008)

Viết gia phả - Suy nghĩ và cách thể hiện (2008)

Nhà xuất bản: Hà Nội
Nhà phát hành: Minh Lâm
Hình thức bìa: Bìa mềm
Số trang: 111
Kích thước 19x27
Cân nặng: 200 (gram)
Hết hàng
Giá bìa: 19,000 đ

 

Viết gia phả- Suy nghĩ và cách thể hiện
 
Các cụ thường nói: Nước có sử, nhà có phả (phổ). Sử nói lên sự phát triển của dân tộc, truyền thống tốt đẹp và các kinh nghiệm quý báu của dân tộc qua các thời đại. Phả (phổ) nói lên sự phát triển của dòng họ, truyền thống tốt đẹp và các kinh nghiệm quý báu của dòng họ qua các thời đại.
 
Có ý kiến cho rằng gia phả khác với gia tộc phả. Gia phả là phả của một gia đình nhiều đời độc đinh, chưa có nhiều chi, nhánh để hình thành một tộc, một dòng họ. Chỉ kịp phát triển thành nhiều chi, nhánh mới hình thành một tộc, một họ thì phả của các chi, nhánh ấy gộp lại mới thành  một phả.
 
Ngày xưa, ông cha ta rất chú ý viết gia phả. Đầu thế kỷ XIII, Nguyễn Nộn đã viết cuốn gia phả của dòng họ Nguyễn Bặc bằng chữ Hán. Có thể có dòng họ khác viết phả sớm hơn. Giữa thế kỷ XIII, Nguyễn Thuyên cũng viết gia phả dòng họ Nguyễn Bặc bằng chữ Nôm. Dưới thời Pháp thuộc, nhiều dòng họ đã viết gia phả bằng chữ Quốc Ngữ. Có một vị đại thần Tôn Thất còn viết gia phả nhà Nguyễn bằng tiếng Pháp. Tuy nhiên, phả viết bằng chữ Hán là phổ biến nhất.
 
Cuốn sách là một tư liệu, giúp bạn đọc nghiên cứu, tìm hiểu để viết gia phả cho dòng tộc của mình. Những kinh nghiệm về việc viết gia phả trong cuốn sách, chắc chắn sẽ là cẩm nang vô cùng cần thiết đối với độc giả.
 
Mục lục:
- Mục một: Các tư liệu cần sưu tầm và dựa vào để viết phả
- Mục hai: Các quan điểm cần quán triệt khi viết phả
- Mục ba: Việc xác định vị tổ đầu tiên, việc chắp nối các chi nhánh và thế thứ
- Mục bốn: Tìm hiểu về học vị, chức, tước, phẩm hàm ngày xưa của các vị tổ
- Mục năm: Cách chuyển niên đại âm lịch thành dương lịch
- Mục sáu: Cách bố cục của cuốn phả
- Mục bảy: Cách viết từng vị tổ
- Mục tám: Bổ sung gia phả
- Lời bạt
- Phụ lục
 
Mời các bạn tìm đọc!

 

Xem Thêm Nội Dung