Ăn gạo lứt muối mè: tăng cường sức khỏe và trị bệnh theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa

Nhà xuất bản: Thời Đại
Nhà phát hành: Nhà Ohsawa
Hình thức bìa: mềm
Số trang: 74
Kích thước 13x19
Cân nặng: 150 (gram)
Hết hàng
Giá bìa: 16,000 đ

“Bệnh tật không do vi trùng gây nến, mà do cơ thể đã mỏi mệt, yếu kém, năng lượng (khí) mất quân bình vì phẩm chất máu (huyết) suy thoái do ăn uống bất thường, do đó vi trùng mới xâm nhập được”.

Trích Luận án Tiến sĩ y khoa “TRỊ LIỆU BẰNG DINH DƯỠNG” của Bác sĩ Nguyễn Văn Thụy (1972).

Từ nhiều năm nay trên thế giới, PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG - MACROBIOTICS đã được công nhận là một nhánh không thể thiếu của y học chính thống hiện đại và được nhiều y bác sĩ thực hành sau những công trình nghiên cứu nghiêm túc của các nhà khoa học về mối liên hệ mật thiết giữa ăn uống và sức khỏe hoặc bệnh tật của con người, cũng như nhờ những kết quả cụ thể mà phương pháp này thu được trong lĩnh vực dưỡng sinh và trị liệu.

Riêng tôi từ thời còn đi học đã bắt đầu biết đến PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG qua anh tôi, một bác sĩ, nhất là khi đọc quyển “ĂN CƠM GẠO LỨT” của ông Ngô Thành Nhân, người khởi phát phong trào Thực Dưỡng ở Việt Nam, và sau đó là quyển “PHƯƠNG PHÁP TÂN DƯỠNG SINH” của Giáo sư Ohsawa, người chủ xướng phương pháp (Ngô Thành Nhân và Nguyễn Hữu Tấn dịch, Anh Minh xuất bản năm 1965 tại Huế). Lúc đầu tôi nghi ngờ giá trị của phương pháp này vì thấy cách ăn uống đơn giản quá, tầm thường quá trái với những gì tôi đang học tại trường và qua sách vở của Tây Y. Làm sao chỉ với gạo lứt muối mè và đôi chút rau củ lại có thể nuôi dưỡng cơ thể và trị được bệnh? Trong khi y học hiện đại, với cả một hệ thống gồm nhiều ngành chuyên môn được trang bị nhiều dụng cụ càng ngày càng tinh vi, và có vô vàn loại thuốc đặc trị được sản xuất trong các phòng bào chế tân tiến, thì chưa ngăn chận được cơn dịch bệnh càng ngày càng phát triển về lượng cũng như về phẩm? Dù sao, phương pháp này cũng có đôi điều khiến tôi suy nghĩ khi liên tưởng đến cách ăn uống truyền thống mà người dân quê tôi còn giữ, tuy đơn sơ, đạm bạc nhưng từng giúp các thế hệ tiền nhân sống lâu ít bệnh, cũng như giúp dân tộc ta trường tồn và phát triển cho đến ngày nay.

Để rõ trắng đen, với sự gợi ý của anh tôi vả với bản lĩnh của một người theo khoa học, tôi quyết định thử nghiệm trên bản thân tôi. Quả thật, tôi thấy người khỏe ra, những yếu đau lặt vặt không còn. Nhưng vì bị ám ảnh bởi nỗi lo “thiếu chất”, tôi chỉ thực hiện trong thời gian ngắn rồi ngưng, về sau, khi được xem luận án y khoa “TRỊ LIỆU BẰNG DINH DƯỠNG” của Bác sĩ Nguyễn Văn Thụy với phần thực chứng lâm sàng chữa lành một bệnh nhân ung thư máu bằng GẠO LỨT MUỐI MÈ, và được tiếp xúc thường xuyên với Ông bà Ngô Thành Nhân, cũng như gặp gỡ nhiều người khỏi nhiều loại bệnh khác nhau nhờ ăn uốnq như thế, tôi mới thật sự tin vào hiệu lực của PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG. Từ đó, tôi dốc tâm nghiên cứu phương pháp này và càng ngày càng khám phá ru nhiều điều thú vị làm phong phú thêm cuộc sông và công việc của tôi.

Ở đây, điều đáng ghi nhớ nhất vẫn là tấm lòng của Ông bà Ngô Thành Nhân và các cộng sự viên bất chấp một phương pháp dưỡng sinh và trị liệu thiết thực.

Tồi cũng cảm anh Ngô Ánh Tuyết, học trò và là thư ký của ông Ngô Thành Nhân, đã cho tôi xem bản thảo của tập sách này. Đây chính là quyển “ĂN CƠM GẠO LỨT” (hiện là lần tái bản thứ mười sáu, có hiệu đính và bổ sung) đã đưa tôi vào con đường Thực Dưỡng.

Tôi hân hạnh được trân trọng giới thiệu tập sách - một cuốn cẩm nang đúc kết nhiều kinh nghiệm quý báu - với tất cả những ai đang bênh hoạn thống khổ muốn có một phương tiện điều dưỡng trị liệu đơn giản, ít tốn kém nhưng hiệu quả cao. Đồng thời, tôi nghĩ rằng các nhà làm công tác y tế, xã hội thường ưu tư trước số phận của đồng loại cũng có thể rút ra từ đây những điều bổ ích cho công việc.

Bác sĩ NGUYỄN VĂN KHUÊ

Nguyên Trưởng Trung tâm Y tế - Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem Thêm Nội Dung