ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TAM BIÊN(Trọn bộ)

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TAM BIÊN(Trọn bộ)

Nhà xuất bản: Hồng Đức
Nhà phát hành: NS Thanh Duy
Hình thức bìa: cứng
Kích thước 16x24
Cân nặng: 3,500 (gram)
Năm xuất bản: 2016
Hết hàng
Giá bìa: 250,000 đ

Lời tựa cho bộ Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên

 

      Linh Nham Ấn Quang lão pháp sư nghiêm trì giới luật, hoằng dương Tịnh Độ, lời lẽ làm pháp tắc cho cõi đời, hành vi làm khuôn mẫu cho đạo, dùng văn tự Bát Nhã rộng độ mọi loài, mưa pháp tuôn khắp, tứ chúng suy tôn là vị Tổ thứ mười ba của Liên Tông. Từ thời cận đại đến nay, [quả thật là một nhân vật] chưa từng có. Bản thân tôi từ thuở nhược quan phát nguyện quy y đức Phật, tự xét thiện căn nhỏ nhoi, mỏng manh, cứ lần khân mãi không thành tựu gì! Năm Dân Quốc 31 (1942), ngoại nhân khinh rẻ, xâm lăng [Trung Hoa], sanh linh lầm than, các nỗi khổ chen nhau nung đốt không thể nào dứt dẹp được, đọc lại Văn Sao, giật mình, tỉnh ngộ, bèn quy mạng, gieo tấm lòng thành, niệm Phật, ăn chay, những điều này đều do Văn Sao ban cho vậy.

Sau này, ngẫu nhiên ở chỗ cư sĩ Đinh Phước Bảo, thấy được hơn hai mươi lá thư của Sư đều là những lá thư chưa được sao chép, chưa đưa vào hai cuốn Văn Sao Chánh Biên và Tục Biên. Do vậy, nghĩ di cảo chính là pháp nhũ được gởi gắm, há nên để mặc cho thất lạc, bèn cẩn thận chép lại để giữ bản sao, đấy chính là bước khởi đầu cho việc biên tập bộ sách này vậy. Sau khi Sư về Tây, Hoằng Hóa Nguyệt San[6] trưng cầu di cảo, thư đáp lời trưng cầu nườm nượp gởi về, thu được thật phong phú. Nhiều nhất là hòa thượng Diệu Chân[7] ở Linh Nham, pháp sư Tu Luân ở Hàng Châu đều cho [chúng tôi] đọc những lá thư họ giữ được. Các nơi gởi tặng bản gốc hoặc bản sao cũng chẳng dưới bốn năm chục người. Thảm đạm sưu tập tìm tòi, tính ra được gần bảy trăm bức thư, một trăm ba mươi bài tạp văn, những bài văn ấy chẳng kém gì những bài đã được đưa vào bộ Tăng Quảng Văn Sao, [tôi biên tập thành sách] đặt tựa đề Văn Sao Đệ Tam Biên, trân trọng thu gom cất giữ để đợi duyên thù thắng. Nếu sách được xuất hiện trong cõi đời sẽ giúp đỡ lớn lao cho việc hoằng dương Tịnh tông và ủng hộ, duy trì pháp môn. Sao chép suốt mấy năm, luôn khư khư một ý niệm nhỏ nhoi: “Nguyện ba ngàn cõi phương Đông, gieo sen chín phẩm nơi trời Tây Phương”, cùng được thấm nhuần pháp ích, cùng lên được bờ giác.

Mồng Bốn tháng Mười Một năm Canh Dần (1950),

Kỷ niệm mười năm ngày lão pháp sư viên tịch,

Tư thục đệ tử[8] Thượng Ngu La Ung Hồng Đào đảnh lễ cung kính viết lời tựa

Xem Thêm Nội Dung