Bồi dưỡng IQ cho Trẻ từ 1 - 3 tuổi

Bồi dưỡng IQ cho Trẻ từ 1 - 3 tuổi

Dịch giả: Hà Giang
Nhà xuất bản: Văn Hóa Thông Tin
Nhà phát hành: Minh Long
Hình thức bìa: Bìa mềm, 4 màu
Số trang: 176
Kích thước 17x23
Cân nặng: 400 (gram)
Năm xuất bản: 2012
Hết hàng
Giá bìa: 55,000 đ

* 327 mục phát triển trí tuệ

* Năm khu chức năng

* Khơi dậy tiềm năng và trí tuệ

* Bồi dưỡng phẩm chất ưu tú

Lời nói đầu

Nắm bắt cơ hội bồi dưỡng trí tuệ

Tạo cơ sở phát triển bộ não ưu tú của trẻ

Cơ hội chỉ có một lần

Cơ hội đặt nền móng cho sự phát triển trí tuệ của trẻ chỉ có một lần, tức là giai đoạn từ 0 ~ 3 tuổi, giai đoạn náo bắt đầu phát triển, cũng là giai đoạn trí tuệ phát triển nhanh nhất.

Giai đoạn này sẽ hoàn thành 50% sự phát triển trí tuệ của bộ não (nghiên cứu khoa học coi trí tuệ lúc 17 tuổi là 100%. Từ 0 ~ 3 tuổi hoàn thành 50%, 4 ~ 8 tuổi vẫn phát triển nhanh, hoàn thành 30%, 20% còn lại tiếp tục được hoàn thành trong khoảng 8 ~ 17 tuổi). Đây là thời kỳ quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ. Nếu bỏ lỡ thì sự phát triển tiềm năng của trẻ sẽ bị hạn chế, có thể trẻ sẽ vĩnh viễn không thể đạt được mức phát triển trí tuệ tiêu chuyển.

Khi trẻ ra đời, bộ não của trẻ đã chứa hàng chục tỉ tế bào. 12 tháng sau khi sinh hoàn thành việc sản sinh phân hóa tế bào. Sau đó sự phát triển của bộ não chủ yếu là sự tăng lên về thể tích của tế bào thần kinh, sự tăng lên về số lượng, độ dài của brain synaptosome và sự hình thành của tủy thần kinh. Bộ nào phát triển bình thường đã có các điều kiện vật chất để tiếp nhận giáo dục. Bộ não ngày càng phát triển qua sự giao tiếp với môi trường bên ngoài, dần dần chuyển hóa thành mạng tế bào có tổ chức, phân hóa theo kết cấu. Mạng lưới này không ngừng hoàn thiện khi được kích thích không ngừng.

Giữa con người với con người, sự khác biệt về điều kiện bẩm sinh của bộ não là rất nhỏ. Mỗi đứa trẻ phát triển bình thường đều có tiềm năng thiên tài giống Einstain, Shakespeare, Mozart. Mỗi đứa trẻ đều là thiên tài, sự khác biệt về trí tuệ sau này là kết quả của môi trường và giáo dục. Điều này đã được thực tế chứng minh.

0 ~ 3 tuổi sẽ hoàn thành 50% sự phát triển của mạng lưới não. Kết cấu mạng lưới, đường đi phụ thuộc vào môi trường sau khi trẻ sinh ra. Môi trường ở đây bao gồm rất nhiều nội dung phong phú: dinh dưỡng, kích thích khoa học, tương tác tình cảm… Nếu trong giai đoạn 0 ~ 3 trẻ, trẻ nhận được kích thích môi trường phong phú, đa dạng thì trí tuệ của trẻ sẽ được phát huy đầy đủ, ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của trẻ sau này.

Trong cuộc sống hiện thực vẫn còn rất nhiều người ủng hộ “thuyết tự nhiên”. Ho cho rằng không cần phải rèn luyện, đến một thời điểm nhất định, trẻ sẽ tự biết ngồi, bò, đi và nói. Điều đó phải nói đến trong bộ não của con người có “trí tuệ bẩm sinh” được gọi là bản năng. Trong quá trình hình thành phát triển, bộ não đã được cài đặt một vài “trí tuệ bẩm sinh” giống như máy tính. Sau khi ra đời, trí tuệ bẩm sinh này được khởi động nhờ kích thích của môi trường. Chỉ cần sống trong xã hội loài người thì kích thích bản năng tồn tại tự nhiên, bản năng cũng được thực hiện một cách tự nhiên. Kích thích môi trường tốt hay xấu, bao gồm sự thực hiện của bản năng, quan trọng hơn là sự hình thành kết cấu mạng lưới của bộ não có ưu việt hay không. Nếu kích thích khi còn nhỏ nghèo nàn, đơn điệu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não, trí tuệ cũng lạc hậu. Nếu kích thích không khoa học sẽ xuất hiện vấn đề. Để trẻ có một bộ não ưu tú, nhất định không được bỏ lỡ cơ hội chỉ có một lần.

Tầm quan trọng của việc giáo dục giai đoạn sớm từ 0 ~ 3 tuổi đã được phần lớn mọi người tiếp nhận. Không chú trọng giáo dục sớm sẽ mang lại tổn thất cho trẻ. Điều đó rất nguy hiểm. Nhưng trong giai đoạn 3 ~ 17 tuổi, mặc dù tốc độ phát triển của bộ não đã chậm lại nhưng có rất nhiều cơ hội để bù đắp sự thiếu hụt trong giai đoạn 0 ~ 3 tuổi. Quan trọng là quan niệm tư tưởng, mức độ nhận thức của phụ huynh. Nhưng cho dù thế nào thì đây cũng là hành vi “mất bò mới lo làm chuồng”, sẽ phải nỗ lực hơn trước rất nhiều.

Hoạt động khơi dậy trí tuệ một cách khoa học, tích cực, vui vẻ - Giáo dục và rèn luyện giai đoạn sớm nên tuân thủ những nguyên tắc sau

Thế nào là rèn luyện khoa học, hiệu quả? Cuốn sách này sẽ giải đáp một cách tường tận. Nhưng trước tiên chúng ta hãy nói về một vài nguyên tắc để phụ huynh có quan niệm chỉnh thể.

1. Nắm bắt thời kỳ quan trọng

Giáo dục sớm cho trẻ phải căn cứ vào quy luật sinh trưởng, phát triển thần kinh, tâm lý ở trẻ. Tiến hành từng bước, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Sự phát triển về sinh lý và tâm lý phát triển từ thời kỳ bắt đầu đến thời kỳ chuẩn bị, rồi từ thời kỳ chuẩn bị đến thời kỳ trưởng thành. Thời kỳ trưởng thành chính là thời kỳ quan trọng để phát triển trí tuệ, là động lực của phát triển trí tuệ. Lúc ấy trí tuệ và năng lực sẽ phát triển một cách nhanh chóng.

Trong thời kỳ chuẩn bị chúng ta cần tích cực chuẩn bị thật tốt, đến thời kỳ trưởng thành có thể thu được hiệu quả cao. Cách học tập quá nóng vội không thể thúc đẩy sự phát triển. Bố mẹ hiểu được tình hình này sẽ biết lựa chọn những hoạt động phù hợp với khả năng của trẻ, cho trẻ cơ hội lựa chọn.

2. Giáo dục và rèn luyện theo mức độ phát triển của trẻ

Sự phát triển về thần kinh, tâm lý ở mỗi trẻ là khác nhau. Trẻ ở cùng một độ tuổi mức độ phát triển có thể không giống nhau. Cùng là một đứa trẻ nhưng sự phát triển ở mỗi mặt cũng ở mức độ khác nhau. Ví dụ trẻ tám tháng tuổi, khả năng vận động có thể ở mức của trẻ chín tháng nhưng sự phát triển ngôn ngữ có thể vẫn còn ở mức bảy tháng. Giáo dục sớm cho trẻ cần coi mức độ phát triển thực tế của trẻ là điểm khởi đầu, căn cứ vào quy luật sinh trưởng phát triển để tiến hành giáo dục và rèn luyện. Vì thế, trước khi bắt đầu giáo dục và rèn luyện sớm, nên mời chuyên gia đánh giá về sự phát triển thần kinh, tâm lý của trẻ để có thể hiếu được mức độ thực tế của trẻ. Bố mẹ cũng nên quan sát, căn cứ vào mức độ thực tế của trẻ để sắp xếp rèn luyện.

3. Coi trẻ là trung tâm, tuân thủ nguyên tắc tích cực tham gia

Giáo dục sớm cho trẻ cần phải coi trẻ là trung tâm. Từ nội dung đến hình thức cần phải gắn bó mật thiết với cuộc sống của trẻ. Người rèn luyện phải yêu thương trẻ. Tình yêu khiến trẻ có cảm giác an toàn, tràn đầy tự tin, hứng thú với học tập. Trong quá trình rèn luyện, cần phải để trẻ hiểu tình hình rèn luyện của mình, biết được chỗ nào đúng, chỗ nào sai, phản ứng kịp thời. Hình thức rèn luyện phải phong phú đa dạng, sinh động, thú vị, thích hợp với từng lứa tuổi để trẻ tiếp thu kiến thức trong tâm trạng vui vẻ, tích cực. Tôn trọng óc sáng tạo của trẻ, bảo vệ tinh thần tích cực của trẻ. Kịp thời khen ngợi và khẳng định sự tiến bộ của trẻ, khích lệ trẻ tiếp tục rèn luyện.

4. Giáo dục sớm cần kết hợp với bảo vệ sức khỏe

Sức khỏe là cơ sở của giáo dục sớm. Nếu một đứa trẻ yếu ớt, nhiều bệnh, phát triển không tốt thì khó có thể tiến hành giáo dục và rèn luyện sớm một cách thuận lợi được. Vì thế giáo dục sớm giai đoạn 0 ~ 3 tuổi nên chú trọng dinh dưỡng, kết hợp dinh dưỡng với giáo dục. Khi tiến hành giáo dục sớm cho trẻ cần chú ý bảo vệ sức khỏe và giáo dục một cách khoa học. Ví dụ: dinh dương cho trẻ, kể hoạch miễn dịch, rèn luyện sức khỏe, phòng chống các bệnh thường gặp…

5. Phát triển trí tuệ cần tiến hành lâu dài

Phát triển trí tuệ là một quá trình có thứ tự, tích lũy trong thời gian dài, cũng là nhiệm vụ suốt đời. Nó còn tồn tại rất nhiều yếu tố chưa biết đến, cần phải giáo dục, điều chỉnh, đổi mới không ngừng trong thời gian tương đối dài mới có thể phát triển hoàn thiện. Sự phát triển về thần kinh, tâm lý của trẻ là một quá trình liên tục. Giáo dục và rèn luyện sớm cho trẻ vừa bao gồm giai đoạn cơ sở từ 0 ~ 3 tuổi, vừa bao gồm giai đoạn phát triển nhanh từ 3 ~ 6 tuổi.

Trình độ của bố mẹ quyết định mức độ phát triển trí tuệ của trẻ

Bố mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ, là người hiểu trẻ nhất, ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ. Bố mẹ đóng vai trò là người giáo dục, người rèn luyện, người quan sát, mẹ kế hoạch. Vì thế kiến thức và kỹ năng giáo dục của bố mẹ quyết định mức độ phát triển trí tuệ của trẻ.

Giáo dục sớm là một môn khoa học, có lý luận, quy luật và phương pháp. Giáo dục và rèn luyện một cách đúng đắn có thể kích thích phát triển trí tuệ của trẻ ở mức cao nhất. Phương pháp không đúng đắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ví thế bố mẹ cần phải học những kiến thức có liên quan đến giáo dục và rèn luyện sớm cho trẻ, nắm được phương pháp giáo dục và rèn luyện sớm, sau đó giáo dục và rèn luyện trẻ. Bố mẹ cần yêu thương trẻ, kiên trì giáo dục trẻ. Giáo dục trẻ có nghĩa là dùng sinh mạng và kiến thức của mình để đổi lấy sự trưởng thành của trẻ.

Bố mẹ luôn mong muốn có được chiếc chìa khóa mở kho báu tiềm năng trí tuệ của trẻ!

Bộ sách này chính là một chiếc chìa khóa như thế. Tác giả của bộ sách là những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trẻ em và giáo dục sớm cho trẻ em. Tác giả căn cứ vào quy luật của sự phát triển thần kinh, tâm lý và nguyên lý cơ bản của giáo dục sớm, căn cứ vào yêu cầu phát triển của năm khu chức năng trong sự phát triển thần kinh tâm lý của trẻ là: động tác mạnh, động tác đòi hỏi sự khéo léo, khả năng ngôn ngữ, khả năng nhận thức, khả năng thích ứng với xã hội để sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó, giới thiệu những phương pháp rèn luyện cụ thể. Tập một từ 0 ~ 1 tuổi có 273 mục. Tập hai từ 1 ~ 3 tuổi có 327 mục. Mỗi mục đều giới thiệu tỉ mỉ mục đích rèn luyện, phương pháp và những điều cần chú ý, đồng thời có tranh chú thích để độc giả tiện theo dõi.

Do sự phát triển trí tuệ của trẻ có liên quan mật thiết với sự phát triển tâm sinh lý, vì thế ngoài 600 mục rèn luyện trí tuệ trong bộ sách, trong mỗi tháng tuổi có sắp xếp những kiến thức về dinh dưỡng và cách chăm sóc hợp lý để trẻ nhận được dinh dưỡng khoa học, đồng thời còn có kiên thức về phòng chống các bệnh thường gặp, phòng tránh tai nạn bất ngờ để bố mẹ đề phòng, đảm bảo an toàn cho trẻ.

Bố mẹ có thể căn cứ vào tình hình phát triển của trẻ, sắp xếp từng mục rèn luyện theo ngày, theo tháng. Rèn luyện hàng ngày sẽ đạt được kết quả như ý.

Hy vọng những bố mẹ trẻ biết sử dụng chiếc chìa khóa này một cách đúng đắn, mở ra kho báu tiềm năng của trẻ, tạo cơ sở vững chắc cho thành công của trẻ trong tương lai.

Chú thích cách sử dụng cuốn sách

Trẻ đã một tuổi rồi, cơ thể đã cứng cáp hơn, đã tích lũy được những cảm nhận phong phú và hoàn chỉnh, bước đầu làm quen với những kiến thức trong cuộc sống. Khả năng trí tuệ đã có cơ sở nhất định.

Trong lứa tuổi từ 1 ~ 3 tuổi, trẻ nên thử sức với nhiều hoạt động, học thêm nhiều điều mới. Mặc dù sau khi lớn lên, trẻ có thể dễ dàng làm được những việc này nhưng trong một giai đoạn nào đó, trẻ cần phải nỗ lực để hoàn thành. Các hoạt động thực hành và sự nỗ lực không ngừng rất có lợi cho sự phân hóa chức năng thần kinh của trẻ.

Giống với giai đoạn từ 0 ~ 1 tuổi, nội dung, hình thức giáo dục, rèn luyện đều có liên quan đến các sự vật và môi trường sống xung quanh trẻ. Hãy tạo ra môi trường sống phong phú để khơi dậy trí tò mò của trẻ. Dùng các trò chơi, các hình thức tương tác để rèn luyện cho trẻ, cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, mở rộng tầm mắt, tìm hiểu thế giới xung quanh.

Cùng với sự trưởng thành của trẻ, tính cách, sở thích của trẻ ngày càng rõ nét, phẩm chất phi trí tuệ dần dần được hình thành. Phẩm chất phi trí tuệ bao gồm tính cách, tình cảm, ý chí, tư tưởng đạo đức, hứng thú, thói quen sinh hoạt… Cẩn bồi dưỡng những phẩm chất này ngay từ khi còn nhỏ, ví dụ tính cách lạc quan, thói quen sinh hoạt điều độ, đạo đức tốt, ý chí kiên cường…

Bố mẹ là người giữ vai trò chủ đạo, vì thế cần phải hiểu trẻ, căn cứ vào nhu cầu, kịp thời điều chỉnh phương án luyện tập. Chú trọng khơi dậy hứng thú học tập cho trẻ. Nếu trẻ có hứng thú học tập thì sẽ học rất nhanh.

Rèn luyện trong giai đoạn 1 ~ 3 tuổi tạo cơ sở cho việc học ở trường mầm non. Vì vậy cần đặc biệt chú trọng.

Sắp xếp rèn luyện như thế nào

Bố mẹ xem phần “mục lục” để có được khái niệm tổng thể cho việc rèn luyện theo từng tháng. Sau đó bố mẹ nên đọc toàn bộ nội dung của tháng để chuẩn bị dụng cụ, kết hợp với tình hình thực tế, lên kế hoạch rèn luyện cho từng tuần, từng ngày.

Sự phát triển thần kinh của trẻ là một quá trình liên tục. Bất kỳ một sự giáo dục hay rèn luyện nào đều phải tiến hành thường xuyên, lặp lại nhiều lần mới có thể định hình và đạt hiệu quả. Mỗi trò chơi phải tiến hành nhiều lần, sau khi đã thành thạo mới học cái mới. Học cái mới rồi có thể ôn lại cái cũ, củng cố nâng cao. Không nên sắp xếp quá nhiều bài tập khiến trẻ khó thích ứng, tư duy bị gián đoạn, gây hậu quả không tốt.

Nên sắp xếp các bài tập vào thời gian vui chơi, dần dần hình thành thói quen chơi, học theo giờ.

Do sự phát triển của trẻ có sự chênh lệch rõ rệt vì thế nên coi mức độ phát triển thực tế của trẻ là khởi điểm, từng bước luyện tập để đạt được mục đích đề ra.

Chú thích về các hạng mục

* Giai đoạn 1 ~ 3 tuổi có tất cả 327 hạng mục luyện tập, rèn luyện cơ thể và phát triển trí tuệ. Những hạng mục này vừa là nội dung rèn luyện của một lứa tuổi, vừa là mục tiêu cần đạt được.

* Càng về sau, mục tiêu càng khó hơn, cần phải tiến hành nhiều lần, liên tục mới có thể đạt được. Bố mẹ cần tự thiết kế những bài tập tương tự để không ngừng khơi dậy tiềm năng của trẻ.

* Cùng với sự tăng lên của tuổi tác, các bài tập sẽ càng ngày càng phức tạp, bố mẹ cần chuẩn bị một vài dụng cụ luyện tập.


 

Xem Thêm Nội Dung