Đại tạng Kinh Luận tạng _36 cuốn

Hình thức bìa: CỨNG
Kích thước 16x24
Cân nặng: 40,000 (gram)
Hết hàng
Giá bìa: 7,000,000 đ
Luận tạng

Abhidharma, Luận tạng, cũng được gọi là Thắng pháp tập yếu luận, phiên âm theo Hán Việt là A-tì-đạt-ma. Gọi là Thắng pháp vì kinh ấy vượt lên trên mọi pháp; cũng được gọi là Vô tỉ pháp vì pháp ấy không gì có thể so sánh. Nộâi dung chủ yếu của Luận tạng là triển khai các lời giảng của Đức Phật ở mức độ cao rộng hơn.
 
 

Lai lịch Luận tạng

Như đã nói ở phần trên, tám tháng sau khi Đức Phật nhập diệt, diễn ra đại hội tập kết kinh điển lần thứ nhất. Chư tăng gồm 500 vị hội họp tại thành Rajagriha (Vệ Xá) dưới quyền chủ tọa của Ma-ha Ca Diếp (Kassyapa). Tất cả cùng kết tập theo lối tụng đọc thành ba bộ kinh, gọi là Tam Tạng: Kinh, Luật và Luận. Bộ Kinh tạng do A-nan-đà kết tập từ những bài giảng của Đức PhậtLuật tạng do Ưu-ba-ly (Upali) kết tập từ những giới luật tu trì do Đức Phật đặt ra cho hàng xuất gia.

Theo truyền thuyếtLuận tạng do đích thân Ca-diếp kết tập, cũng từ những bài giảng của Đức Phật, chuyên về các đề tài triết học và tâm lý học của Phật giáo. Về sau, nhiều nhà Phật học cho rằng lần kết tập thứ nhất ấy chỉ hình thành Kinh tạng và Luật tạng thôi, còn Luận tạng mãi khoảng ba thế kỷ sau khi Đức Phật vào Niết Bàn và Phật giáo bị chia thành nhiều bộ phái khác nhau cùng văn học abhidharma phát triển mới hình thành.

Lần kết tập sau cùng của Luật tạng xảy ra đâu đó từ khoảng năm 400 tới năm 450 SCN. Trong thời kỳ đầu của Phật giáo, mỗi trường phái Phật giáo có một bản Luận tạng riêng của mình, tuy thế, bản đầy đủ còn giữ được cho tới nay là của Nhất thiết hữu bộ, bằng tiếng Hoa và tiếng Tây Tạng, và của Thượng tọa bộ bằng tiếng Pali.
 
 

Quá trình của các dị bản

Luận tạng là gốc của mọi trường phái, và được dùng để luận giải các bài trong Kinh tạngLuận tạng tìm cách cung cấp một khung sườn lý thuyết thuần túy và tổng thể cho Phật Pháp (Dharma), để có thể trình bày Pháp theo cung cách sáng sủa và dễ lĩnh hội. Điều này tương phản với Kinh tạng có nội dung gồm toàn những sưu tập về lời thuyết pháp đặc thù của Đức Phật, được đặt trong bối cảnh đối thoại của các cuộc gặp gỡ cá biệt. Và vì Kinh tạng được kể lại sau khi Đức Phật từ trần, nên khởi đầu bộ kinh thường có câu tương truyền là của A-nan-đà: ‘Tôi nghe như vầy...’

Song song với tường trình của mỗi người, tăng đoàn Phật giáo cùng nhau thu thập các bản danh sách như một dàn trải quá trình hệ thống hóa trước đó một số lượng lớn lao những lời giảng riêng cho cá nhân để hình thành truyền thống tụng đọc thời sơ khởi. Tới nhiều lần thành văn, đâu đó khoảng giữa thế kỷ thứ ba TCN và thế kỷ thứ nhất SCN, mỗi trường phái lại có một bản riêng có lẽ lý do chính là bởi lối tụng đọc, bối cảnh văn hóa và sự triển khai của các đại luận sư của mỗi bộ phái, thế nhưng phần lớn các dị bản ấy đều bị thất lạc. Như đã nói trên, nay còn hai bản của hai bộ phái lớn.
 
 

Ý nghĩa của Pháp

Pháp, Dharma, Dhamma, phiên âm Hán Việt thành Đạt-ma hay Đàm-ma, là một khái niệm quan trọng trong Phật giáo. Xét chung Tam tạng, Pháp có ít nhất năm nghĩa:

 1. Qui luật bao trùm vũ trụ, của sự tái sinh do tác động của nghiệp;

 2. Giáo Pháp của Đức Phật mà người Phật giáo nguyện trọn đời qui hướng.

 3. Giới luật dành cho cuộc sống tu hành;

 4. Sự thể hiện thể tính của vạn vật vì các vật cá thể không có bản ngã cố hữu và cố định: vô ngã.

 5. Những thành phần lập thành thế giới hiện hữu, thay thế cho tư tưởng ‘vật chất’ và ‘nguyên tử’ của triết học Tây phươngTrường hợp này, pháp không viết hoa và dùng với số nhiều: dharmas.

Nói tóm lại, có thể hiểu Pháp là: ‘Tất cả những gì có đặc tính của nó — không khiến ta lầm với cái khác — có những khuôn khổ riêng của nó để nó làm phát sinh trong đầu óc ta khái niệm về nó’ (theo Phật học Đại từ điển của Đinh Phúc Bảo, lời dịch của Thích Nhất Hạnh – trích theo Chân Nguyên & Nguyễn Tường Bách, sách đã dẫn).

 Riêng thuật ngữ Pháp trong Luận tạng thì như đã nói ở trên, liên quan tới những triển khai các chủ đề triết học và tâm lý học, đặc biệt về tâm và các hiện tượng của tâm.
 
 

Không gì thật hơn Pháp

Ở phần trước, chúng ta đã thấy lời giảng căn bản về vô ngã rằng hết thảy những vật phức hợp đều thiếu sự hiện hữu cố hữu; chúng liên tục là đối tượng của biến đổi. Ở cấp độ qui ướcchúng ta thấy cá thể con người, bàn, ghế và tất cả các đối tượng khác của kinh nghiệm — các khách thể. Tuy thế, ở cấp độ tối hậu của chân lý, chúng không hiện hữu một cách tách biệt; chúng chỉ là một phương thế qui ước tụ hội với nhau trong cái giống như thể ‘một bó’, ‘những miếng’, ‘những mảnh’ đa dạng của cái mà chúng làm nên.

Khi tiếp tục quá trình phân tích các vật phức tạp thành những thành phần cấu thành của chúng thì đạt tới cấp độ tận cùng, ở đó các vật không thể bị phân chia thêm nữa. Chúng là những khối giản dị xây dựng sự sống – các dharmas. Luận tạng xem các dharmas là thật một cách tối hậu trong mức độ các thực thể phức tạp thì không thật.
 
 

Thử nêu một nan đề 

Nhìn theo viễn cảnh hiện đại, có một nan đề thú vị ở ngay tâm điểm của toàn bộ quá trình phân tích các dharmas.

 1. Khi quá trình phân tích ấy tiếp tục, bạn không bao giờ với tới điểm ở đó bạn chắc chắn mình sẽ có các khối cấu thành rất căn bảnThí dụ, có một thời điểm các nhà vật lý học xem nguyên tử (atom) là căn bản, thế rồi tới thời điểm xem các hạt bên trong nguyên tử (subatomic particles) là căn bản, và ngày nay tới thời điểm các hạt quác hay vi lượng (quark: một trong những phần rất nhỏ mà người ta cho là hợp thành các hạt căn bản). Rồi trong tương lai, tới cái gì nữa? Liệu có thể nói rằng hạt quác là không thể phân chia? Rõ ràng về mặt thuần lý thuyết, không thể nói rằng quá trình phân tích là có giới hạn.

 2. Nói chung, Luận tạng cho ấn tượng rằng thực tại ‘nằm với’ các dharmas chứ không với các các thực thể phức tạp do các dharmas làm thành. Như thế, qua phân tích, ta thấy các vật đúng như chúng thực sự là chúng chứ không phải như chúng được tri giác một cách qui ước. Nhưng ở đây có vấn đề rằng chúng ta có thể không bao giờ biết được mình có với tới thực tại ấy hay không. Lý do vì về mặt thuần lý thuyết, các dharmas luôn luôn có thể bị chia và chia ra nữa, thành các dạng thức thậm chí huyền ảo tế vi hơn. Do đó, thực tại ấy vẫn là lý thuyết, không là thật sự. Nhưng giác ngộ tức là nhìn các vật đúng như chúng thật sự là chúng. Do đó, đi theo tính luận lý của luận cứ này, giác ngộ chắc chắn luôn luôn là lý thuyết, không bao giờ là thật sự. Có một cách để thoát ra khỏi tình thế tiến thoái lưỡng nan này là nói rằng giác ngộ là vấn đề trải nghiệm thực tại và rằng giác ngộ không nhất thiết giống với sự phân tích thực tại vì ta vẫn có thể trải nghiệm cái gì đó trong khi không cần phải cóù khả năng phân tích mọi mặt của nó một cách cực kỳ rốt ráo.

 3. Theo sự tương liên nối kết, các vật phát sinh trong tùy thuộc vào các điều kiệnThực tại của chúng đã không cố hữu mà còn tùy thuộc vào các điều kiện ấy. Nếu mỗi vật chỉ trở thành chính nó trong nối kết với cái toàn bộ — vì về mặt lý thuyếtmọi vật này ảnh hưởng lên mọi vật khác, thế thì thực tại ‘nằm với’ cái toàn bộ và ở trong quá trình qua đó cái toàn bộ tác động cho các vật cá biệt phát sinh, chứ không ‘nằm với’ các vật cá biệt. Nếu lập luận này là đúng, thì việc phân tích các dharmas để am hiểu thực tại có chút nào đó giống với việc đếm các bytes cá thể của bộ nhớ trong máy điện toán để hiểu chương trình phần mềm ấy, thí dụ ta kiểm tra thấy chương trình Microsoft Word chiếm khoảng 80 MB, và như thế ta nghĩ mình đã hiểu chương trình ấy là gì.
 
 

Nên hiểu theo cách khác

Có lẽ nên nhìn toàn bộ tiến trình phân tích mang tính Luận tạng như một quảng diễn cá biệt của Phật giáo về câu chuyện trong Chandogya Upanishad về chàng thanh niên Cvetaketu bửa hạt vả để cuối cùng, đi tới điểm bản ngã đồng hóa với yếu tính vô hình (xem chương 1).

Phân tích vào sâu các dharmas là cuộc truy tầm thực tạiTuy thế, điểm rất riêng biệt của Phật giáo là kết luận rằng mọi sự được ‘đặt vào nhau’ là sự trống rỗng — không tính — của tự tồn tại, và chúng chỉ là một phức hợp, do đó, chúng có khả năng bị biến đổi.

ĐẠI TẠNG KINH - LUẬN TẠNG -37 CUỐN (TÌM ĐỌC)

ĐẠI TẠNG KINH - LUẬN TẠNG TẬP 32

Bộ Luận Tập là bộ thứ 5, bộ sau cùng của Tạng Luận thuộc ĐTK/ĐCTT gồm toàn tập 32, từ số hiệu (No) 1628 đến No: 1692, tập hợp giới thiệu toàn bộ các Luận, Luận Thích, các kinh nhưng nội dung là luận, các Luận Kệ (Khuyến Phát, Xưng Tán), các bài tán thần chú v.v… không thể sắp vào 4 bộ trên (Bộ Thích Kinh Luận, Bộ A Tỳ Đàm, Bộ Trung Quán, Bộ Du Già). Như vậy, nội dung của tập 32 là tập hợp giới thiệu các luận từ No: 1628 đến No: 1692 gồm các Luận, Luận Thích, Luận Kệ (Khuyến Phát, Xưng Tán) các kinh nhưng nội dung là luận, các bài tán, thần chú v.v… còn lại không thể sắp vào 4 bộ nêu trên). Chúng tôi xin dựa theo thứ tự được nêu dẫn trong tập 32 để giới thiệu tóm tắt về nội dung của Bộ Luận Tập ấy:

1. Mảng luận viết về Nhân Minh:

* (1). Luận Bản Nhân Minh Chánh Lý Môn: Tác giả là Bồ tát Đại Vực Long (Trần Na, thế kỷ 5, 6 TL) Hán dịch là pháp sư Huyền Tráng (602-664), thời điểm dịch xuất là vào năm 649 TL, đời Đường (618-906) gồm 1 quyển: ĐTK/ĐCTT tập 32. No: 1628. Đây là sách lý luận căn bản của Nhân Minh Học Phật giáo(1). Luận này cũng được đại sư Nghĩa Tịnh (635-713) Hán dịch vào năm 711 TL, mang tên là Luận Nhân Minh Chánh Lý Môn, gồm 1 quyển: Tập 32. No: 1629. 

* (2). Luận Nhân Minh Nhập Chánh Lý: Tác giả là Bồ tát Thương Yết La Chủ (Thế kỷ 6 TL. Đệ tử của Bồ tát Trần Na), Hán dịch là pháp sư Huyền Tráng (602-664), thời điểm dịch xuất là năm 647 TL gồm 1 quyển: Tập 32. No: 1630. Tác phẩm này có tính chất giản lược, làm rõ về những yếu chỉ nơi tác phẩm của Bồ tát Trần Na (No: 1628, 1629) có thể xem là sách nhập môn đối với người học Nhân Minh. 

* (3). Luận Hồi Tránh: Tác giả là Bồ tát Long Thọ (Thế kỷ 2, 3 TL) Hán dịch là Ưu Bà Tắc Tỳ Mục Trí Tiên (Thế kỷ 6 TL) và Ưu Bà Tắc Cù Đàm Bát Nhã Lưu Chi (Thế kỷ 6 TL) thời điểm dịch xuất là năm 541 TL đời Hậu Ngụy (339-565), gồm 1 quyển: Tập 32. No: 1631. Luận được viết theo thể kệ tụng gồm 72 kệ, nơi mỗi kệ đều có phần chú thích của tác giả, toàn bộ là nhằm xiển minh học thuyết Nhân duyên sở sanh, làm rõ nghĩa Vô Tự Tánh của tất cả các pháp. 

* (4). Luận Phương Tiện Tâm: Hán dịch là đại sư Cát Ca Dạ (Thế kỷ 5 TL), thời điểm dịch xuất là khoảng năm 472 TL đời Hậu Ngụy (339-556) gồm 1 quyển: Tập 32. No: 1632. Nội dung của luận phân làm 4 phẩm, nêu thuật về những điểm chính yếu của Nhân Minh Luận Lý, tạo phương tiện để phân biệt thiện ác, chính tà. Về tác giả của luận. ĐTK/ĐCTT đã để trống. 3 bản Tống, Nguyên, Minh đều ghi là Bồ tát Long Thọ, nhưng bản Cao Ly cùng các tác phẩm Kinh Lục thì đều không ghi tên tác giả. 

* (5). Luận Như Thật: Hán dịch là đại sư Chân Đế (499-569) dịch vào đời Trần (557-588) gồm 1 quyển: Tập 32. No: 1633. Luận phân làm 3 phẩm, dùng luận thức của Nhân Minh để phản bác các thứ vấn nạn sai trái của luận sư Ngoại đạo. Về tác giả của luận: ĐTK/ĐCTT cũng để trống. Bản Cao Ly và các tác phẩm Kinh Lục đều không ghi, nhưng 3 tạng Tống, Nguyên, Minh thì ghi là Bồ tát Thế Thân.

2. Mảng luận biện giải về Đại Thừa Giáo và những liên hệ:

Gồm các luận từ No: 1634 đến No: 1643. Đáng chú ý là những luận: * Luận Nhập Đại Thừa: Tác giả là Bồ tát Kiên Ý (Thế kỷ 4 TL) Hán dịch là đại sư Đạo Thái (Thế kỷ 5 TL) dịch vào đời Bắc Lương (397439), gồm 2 quyển: Tập 32. No: 1634. * Luận Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa: Không rõ tác giả, Hán dịch là các đại sư Pháp Hộ (963-1058) và Duy Tịnh (Thế kỷ 10, 11 TL) dịch vào đời Triệu Tống (960-1276) gồm 10 quyển: Tập 32. No: 1635. * Luận Đại Thừa Tập Bồ Tát Học: Tác giả là Bồ tát Pháp Xứng (Thế kỷ 6, 7 TL), Hán dịch là các đại sư Pháp Hộ (963-1058) và Nhật Xứng (Thế kỷ 11 TL) dịch vào đời Triệu Tống (960-1276) gồm 25 quyển(1): Tập 32. No: 1636. * Hai tác phẩm của Bồ tát Đề Bà (Thế kỷ 3 TL, đệ tử của Bồ tát Long Thọ): (*) Luận Đề Bà Bồ Tát Phá Lăng Già Kinh Trung Ngoại Đạo Tiểu Thừa Tứ Tông: No: 1639. (*) Luận Đề Bà Bồ Tát Thích Lăng Già Kinh Trung Ngoại Đạo Tiểu Thừa Niết Bàn: No: 1640, đều do đại sư Bồ Đề Lưu Chi (Thế kỷ 5, 6 TL) Hán dịch vào đời Nguyên Ngụy (339-556), đều gồm 1 quyển.

3. Hai luận No: 1641 và luận No: 1647:

Đều có nội dung biện giải về Tứ Đế và đều do đại sư Chân Đế (499-569) Hán dịch vào đời Trần (557-588) đáng lẽ nên sắp gần nhau. (*) Luận No: 1641: Luận Tùy Tướng, tác giả là pháp sư Đức Tuệ (Thế kỷ 5, 6 TL), bản Hán dịch gồm 1 quyển, nội dung là giải thích đầy đủ về 16 Hành Tướng của 4 đế, nơi quyển thứ 26 (Thuộc Phẩm Trí) của Luận A Tỳ Đạt Ma Câu Xá. (*) Luận No: 1647: Luận Tứ Đế, tác giả là luận sư Bà Tẩu Đạt Ma (Thế kỷ 5 TL), bản Hán dịch gồm 4 quyển. Nội dung phân làm 6 phẩm, giải thích, biện rõ về 4 Thánh đế.

4. Hai luận có nội dung liên quan đến Luận Câu Xá:

(*) Luận Lập Thế A Tỳ Đàm: ĐTK/ĐCTT không ghi tác giả, chỉ nói đó là 1 trong số Luận Bộ kinh điển của Tiểu Thừa Phật giáo ở Ấn Độ, Hán dịch là đại sư Chân Đế (499-569) dịch vào đời Trần (557-588) gồm 10 quyển: Tập 32. No: 1644. Toàn luận phân làm 25 phẩm, giải thuyết về Vũ Trụ Luận của Phật giáo, lược đồng với phẩm Phân Biệt Thế Gian của Luận A Tỳ Đạt Ma Câu Xá.
(*) Luận Chương Sở Trí: Tác giả là đại sư Phát Hợp Tư Ba (1239-1280), Hán dịch là đại sư Sa La Ba (1259-1314) dịch vào đời Nguyên (1277-1367) gồm 2 quyển: Tập 32. No: 1645. Toàn luận phân làm 5 phẩm: Phẩm Khí Thế Giới, phẩm Bình Thế Giới, phẩm Đạo Pháp, phẩm Quả Pháp, phẩm Vô Vi Pháp, đại thể là dựa nơi Luận Câu Xá để soạn thuật. 

5. Một số luận thuộc loại nổi bật:

  • Luận Thành Thật,
  • Luận Giải Thoát Đạo,
  • Luận Tam Di Để Bộ.

Luận Thành Thật:

Là luận thư căn bản của Tông Thành Thật một trong số các tông phái lớn của Phật giáo Trung Hoa hưng thịnh một thời. Tác giả Luận Thành Thật là tôn giả Ha Lê Bạt Ma (Harevarman, thế kỷ 4 TL), Hán dịch là pháp sư Cưu Ma La Thập (344-413), thời điểm dịch xuất là vào năm 411-412 TL đời Hậu Tần (384-417), gồm 16 quyển: Tập 32. No: 1646. Nội dung của luận được phân làm 5 tụ với 202 phẩm: Phát tụ cùng 35 phẩm, Khổ đế tụ cùng 59 phẩm, Tập đế tụ cùng 46 phẩm, Diệt đế tụ cùng 14 phẩm và Đạo đế tụ cùng 48 phẩm, lần lượt thuyết minh, xem các thứ hiện tượng tồn tại của vũ trụ đều chỉ là Giả tượng không thật thể, sau cùng đều quy về không. Tu tập theo Quán như thế tức có thể hội giải về lý của 4 đế, dùng 8 thánh đạo diệt trừ hết các phiền não hiện có để đạt đến Niết Bàn. 

 Luận Giải Thoát Đạo:

Tác giả là A la hán Ưu Bà Để Sa (Upatisya) soạn thuật vào khoảng thế kỷ thứ 3 TL. Hán dịch là đại sư Tăng Già Bà La (460-524) dịch vào đời Lương (502-557) gồm 12 quyển. Tập 32. No: 1648. Nội dung của luận phân làm 12 phẩm là dựa theo thứ bậc Giải Thoát của người Tọa Thiền, phân biệt giải thích về các pháp môn Giải Thoát như Giới, Định, Tuệ. Luận này có một số điểm tương đồng với Bộ Luận Thanh Tịnh Đạo rất nổi tiếng của tôn giả Phật Minh (Buddhaghosa) thuộc Phật giáo Nam Truyền. 

Luận Tam Di Để Bộ:

Mất tên người Hán dịch, gồm 3 quyển. Tập 32. No: 1649. Là luận thư căn bản, nêu bày giáo nghĩa chủ yếu của Chánh Lượng Bộ, 1 trong 18 hoặc 20 bộ phái của Phật giáo Tiểu Thừa đã phân hóa. 

6. Mảng luận viết về Nhân duyên, Duyên sinh:

Gồm từ luận No: 1650 đến No: 1654: Tiêu biểu là các Luận Thập Nhị Nhân Duyên (No: 1651), Luận Duyên Sanh (No: 1652), Luận Đại Thừa Duyên Sanh (No: 1653). (*) Luận Thập Nhị Nhân Duyên: Tác giả là Bồ tát Tịnh Ý, Hán dịch là đại sư Bồ Đề Lưu Chi (Thế kỷ 5, 6 TL) dịch vào đời Hậu Ngụy (339-556) gồm 1 quyển: Tập 32. No: 1651. Nội dung của luận phân 2: Trước là nêu ra 6 kệ rưỡi. Tiếp theo là dùng văn xuôi theo thể hỏi đáp để giải thích về 12 nhân duyên.  (*) Luận Duyên Sanh: Tác giả là luận sư Uất Lăng Ca, Hán dịch là đại sư Đạt Ma Cấp Đa (?-619) dịch vào đời Tùy (580-618) gồm 1 quyển: Tập 32. No: 1652. * Luận này cũng được đại sư Bất Không (705-774) Hán dịch vào đời Đường (618-906) có tên là Luận Đại Thừa Duyên Sanh, gồm 1 quyển: Tập 32. No: 1653. Nội dung là thuyết minh, giải thích về 12 duyên khởi. (*) Các luận tụng, luận ngắn mang số hiệu No: 1655, No: 1656, No: 1657, No: 1658 là nói về pháp môn chỉ quán và những liên hệ.

 7. Mảng luận biện về Tâm Bồ Đề và Phát Tâm Bồ Đề:

Gồm các luận từ No: 1659 đến No: 1665. Đáng chú ý là các tác phẩm của Bồ tát Thế Thân (No: 1659), Bồ tát Long Thọ (Luận Bồ Đề Tư Lương, Luận Bồ Đề Tâm Ly Tướng, Kinh Bồ Đề Hành).

 Luận Phát Bồ Đề Tâm:

Tác giả là Bồ tát Thế Thân, Hán dịch là pháp sư Cưu Ma La Thập (344-413), dịch vào đời Hậu Tần (384-417), gồm 2 quyển: Tập 32. No: 1659. Toàn luận phân làm 12 chương căn cứ theo các Kinh Luận Đại Thừa, các Luận Thư A Tỳ Đạt Ma để ghi chú, phân loại, luận về phần Phát Tâm Bồ Đề. * Đồng dạng với luận này có Luận Phát Bồ Đề Tâm, do đại sư Bất Không (705-774) Hán dịch vào đời Đường (618-906) gồm 1 quyển: Tập 32. No: 1665. Nội dung của luận là lập 3 môn: Hạnh Nguyện, Thắng Nghĩa, Tam Ma Địa, để nêu thuật về hành tướng của Tâm Bồ Đề. 

Ba tác phẩm của Bồ tát Long Thọ:

(*) Luận Bồ Đề Tư Lương: Bồ tát Long Thọ tạo tụng, tỳ kheo Tự Tại giải thích, Hán dịch là đại sư Đạt Ma Cấp Đa (?-619), dịch vào đời Tùy (580-618) gồm 6 quyển: Tập 32. No: 1660. Nội dung là biện rõ về 10 Ba La Mật như Bát Nhã Ba La Mật v.v… là tư lương (Hành trang) của Bồ Đề. 

(*) Luận Bồ Đề Tâm Ly Tướng: Hán dịch là đại sư Thi Hộ, Thế kỷ 10, 11 TL) dịch vào đời Triệu Tống (960-1276) gồm 1 quyển: Tập 32. No: 1661. Nội dung của luận là biện rõ, thấu đạt các tướng của Uẩn Xứ Giới (Ấm Nhập Giới: 5 Ấm, 12 Nhập, 18 Giới) chỉ là chỗ nêu bày của Tâm, theo đấy thành tựu Đệ Nhất Nghĩa Không, đó là Tâm Bồ Đề lìa tướng.

(*) Kinh Bồ Đề Hành: Bồ tát Long Thọ tạo tụng, Hán dịch là đại sư Thiên Tức Tai (?-1000), dịch vào đời Triệu Tống (9601276) gồm 4 quyển: Tập 32. No: 1662. Kinh Bồ Đề Hành tuy mang tên là kinh nhưng nội dung là luận, nên ĐTK/ĐCTT đã sắp vào Tạng Luận. Nội dung của luận phân làm 8 phẩm nêu thuật về hành trình tu tập để thành tựu đạo Bồ Đề(1).

8. Luận Đại Thừa Khởi Tín:

Tác giả tương truyền là Bồ tát Mã Minh (Aśvaghoṣa: 100-160). Luận này có 2 bản Hán dịch: 

  • Do đại sư Chân Đế (499-569) dịch vào đời Trần (557-588), gồm 1 quyển: Tập 32. No: 1666.
  • Do đại sư Thật Xoa Nan Đà (652-710), dịch vào đời Đường (618-906) gồm 2 quyển: Tập 32. No: 1667. Đây là tác phẩm mang tính nhập môn trọng yếu đối với việc tiếp cận, lãnh hội tư tưởng của Phật giáo Đại Thừa. Toàn luận phân làm 5 phần:

Thứ 1: Là phần Nhân Duyên, nêu lên 8 chi tiết để làm rõ về nhân duyên tạo luận. Đó là phần Tự (Mở đầu).

Thứ 2: Là phần Lập Nghĩa.

Thứ 3: Là phần Giải Thích.

Thứ 4: Là phần Tu Hành Tín Tâm. Ba phần 2, 3, 4 này là phần Chánh Tông của Bản Luận. Hai phần Lập Nghĩa và Giải Thích thì nêu rõ về lý luận của 1 tâm, 2 môn, 3 đại. Phần Tu Hành Tín Tâm tức thuyết minh về pháp môn của 4 Tín, 5 Hành. * Nói: 1 Tâm tức chỉ cho 1 Tâm tuyệt đối, 1 Tâm này tức là Tâm chúng sanh, cũng là Tâm của Như Lai tạng (Chân Như). Nói chung, vạn hữu của thế giới đều là sự hiển hiện của Chân Như. Tất cả chúng sanh xưa nay cũng thường trụ ở trong Niết bàn. * Gọi là 2 môn: Tức chỉ môn Tâm Chân Như  và môn Tâm Sinh Diệt. Môn Chân Như là chân như của tuyệt đối, tức nêu rõ về bản thể của tâm chúng sanh là không sanh, không diệt, xa lìa các tướng của ngôn thuyết, hoàn toàn bình đẳng mà thường hằng bất biến, lại bao gồm 2 thứ y ngôn và ly ngôn. Ở trong môn Sanh Diệt tức chỉ rõ hiện tượng nơi tánh của tâm chúng sanh tức là Chân Như duyên khởi. Nơi môn Sanh Diệt lại phân làm 2 thứ là môn Lưu chuyển và môn Hoàn diệt. Trong môn Lưu chuyển, biện rõ về sự lưu chuyển nơi mê giới. Nơi môn Hoàn diệt thì do trong cảnh giới mê lầm của chính mình, dựa nơi thứ bậc tu hành như 10 Tín, 10 Tục, 10 Hạnh, 10 Hồi hướng, 10 Địa v.v… để trở về đến cảnh giới Chân Như của Niết Bàn. * Gọi là 3 Đại, tức chỉ cho 3 thứ thể tướng dụng. * Gọi là 4 Tín, tức chỉ cho sự thành kính tin nơi Chân Như cùng Tam bảo (Phật Pháp Tăng). * Gọi là 5 Hành tức chỉ cho việc dốc sức hành Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn và Chỉ quán.

Thứ 5: Là phần Khuyên Tu, đạt lợi ích. Đó là phần Lưu Thông của Bản Luận(1). * Luận Thích Ma Ha Diễn: Tác giả là Bồ tát Long Thọ, Hán dịch là đại sư Phiệt Tề Ma Đa ( Thế kỷ 4 TL) dịch vào đời Hậu Tần (384-417) gồm 10 quyển: Tập 32. No: 1668. Đây là tác phẩm chú giải, quảng diễn Luận Đại Thừa Khởi Tín của Bồ tát Mã Minh(2). 

9. Luận Đại Tông Địa Huyển Văn Bản:

Tác giả là Bồ tát Mã Minh, Hán dịch là đại sư Chân Đế (499-569), dịch vào đời Trần (557-588) gồm 20 quyển(3): Tập 32. No: 1669. Nội dung của luận là giải thích, làm rõ về hành vị của địa Kim cương, cùng lập ra 40 phần Đại Quyết Trạch, để lần lượt nói về 10 thứ Nhân duyên lớn, 5 thứ vị của Địa Kim cương v.v… 

10. Hai kinh nhưng nội dung là luận:

Là kinh Na Tiên Tỳ Kheo và kinh Phước Cái Chánh Hành Sở Tập:

 Kinh Na Tiên Tỳ Kheo:

Gồm có 2 bản Hán dịch (Đều mất tên người Hán dịch. Phụ vào dịch phẩm đời Đông Tấn): Tập 32. No: 1670. Bản A: Gồm 2 quyển gần 10 trang Hán Tạng. Bản B: Gồm 3 quyển, hơn 15 trang Hán Tạng (Đầy đủ hơn Bản A). Tuy mang tên là Kinh nhưng nội dung là Luận (Nên ĐTK/ĐCTT đã sắp vào Tạng Luận). Nội dung của luận là ghi lại cuộc hội thoại giữa vua Di Lan (Người hỏi) và tỳ kheo Na Tiên (Người đáp) về một số vấn đề thuộc phần Giáo nghĩa căn bản của Phật giáo. Chúng tôi đã căn cứ theo những từ ngữ, thuật ngữ được sử dụng trong luận để cho rằng đây là 1 trong số những tác phẩm đã được Hán dịch sớm nhất trong lịch sử phiên dịch Phật điển của Phật giáo Trung Quốc(1).

Kinh Phước Cái Chánh Hành Sở Tập:

Tác giả là Bồ tát Long Thọ soạn tập, Hán dịch là đại sư Nhật Xứng (Thế kỷ 11 TL) dịch vào đời Triệu Tống (960-1276) gồm 12 quyển: Tập 32. No: 1671. Nội dung của luận là thu góp, biên chép về các pháp chánh hành cần tu tập để có thể thành tựu được những phước đức làm vật dụng che trùm thân. 

11. Mảng luận sau cùng từ No: 1672 đến No: 1692:

Là tập hợp, giới thiệu các kệ tụng, kệ tán, các thần chú v.v… Xin nêu dẫn một số tác phẩm đáng chú ý:

* (1). Kệ Long Thọ Bồ Tát  Vị Thiền Đà Ca Vương Thuyết Pháp Yếu: Tác phẩm này có 3 bản Hán dịch: *) Bản do đại sư Cầu Na Bạt Ma (367-431) Hán dịch vào đời Lưu Tống (420-478) mang tên như đã nêu, gồm 1 quyển (Tập 32. No: 1672) với 442 câu kệ 7 chữ. *) Bản do đại sư Tăng Già Bạt Ma (Thế kỷ 5 TL) Hán dịch vào đời Lưu Tống (420-478) mang tên: Khuyến Phát Chư Vương Yếu Kệ, gồm 1 quyển (Tập 32, No: 1673) với 544 câu kệ 5 chữ. *) Bản do đại sư Nghĩa Tịnh (635-713) Hán dịch vào đời Đường (618-906) mang tên: Long Thọ Bồ Tát Khuyến Giới Vương Tụng, gồm 1 quyển (Tập 32, No: 1674) với 420 câu kệ 5 chữ và 86 câu kệ 7 chữ đan xen nhau. Nội dung của kệ Khuyến Phát này là Bồ tát Long Thọ đã dựa theo chánh pháp của Phật khuyên vua Thiền Đà Ca nên tín thọ, tu tập theo 6 Niệm (Tam bảo, Thí, Giới, Thiên).

* (2). Tụng Tán Pháp Giới: Tác giả là Bồ tát Long Thọ, Hán dịch là đại sư Thi Hộ (Thế kỷ 10, 11 TL) dịch vào đời Triệu Tống (960-1276) gồm 1 quyển (Tập 32, No: 1675) với 302 câu kệ 5 chữ.

* (3). Tụng Quảng Đại Phát Nguyện: Tác giả là Bồ tát Long Thọ, Hán dịch là đại sư Thi Hộ (Thế kỷ 10, 11 TL) dịch vào đời Triệu Tống (960-1276), gồm 1 quyển (Tập 32, No: 1676) với 76 câu kệ 7 chữ.

* (4). Tam Thân Phạn Tán: Là bài chú ngắn, do đại sư Pháp Hiền (?-1001) dịch âm vào đời Triệu Tống  (960-1276): Tập 32, No: 1677.

* (5). Phật Tam Thân Tán: Không ghi tác giả, Hán dịch là đại sư Pháp Hiền (?-1001), dịch vào đời Triệu Tống (960-1276) gồm 8 kệ (32 câu 7 chữ). * 2 kệ đầu: Tán thán về Pháp thân. * 2 kệ tiếp: Tán thán về Báo thân. * 2 kệ tiếp theo: Tán thán về Hóa thân. * 2 kệ sau cùng: Là Hồi hướng (Tập 32, No: 1678).

* (6). Phật Nhật Bách Bát Danh Tán: Không ghi tác giả, Hán dịch là đại sư Pháp Thiên (?-1001) dịch vào đời Triệu Tống (9601276). Bài tán về 108 danh hiệu của Phật này gồm phần kệ (24 câu kệ 5 chữ) và phần văn xuôi: Đảnh lễ 108 danh hiệu của Phật. Sau cuối là một kệ (4 câu 7 chữ) Hồi hướng (Tập 32, No: 1679).

* (7). Nhất Bách Ngũ Thập Tán Phật Tụng: Tác giả là tôn giả Ma Điệt Lý Chế Trá, Hán dịch là đại sư Nghĩa Tịnh (635-713), dịch vào đời Đường (618-906) gồm 1 quyển: Tập 32, No: 1680, với 592 câu kệ 5 chữ và 20 câu kệ 7 chữ (sau cuối).

* (8). Tán Phật Cát Tường Đức: Tác giả là tôn giả Tịch Hữu, Hán dịch là đại sư Thi Hộ (Thế kỷ 10, 11 TL) dịch vào đời Triệu Tống (960-1276) gồm 3 quyển: Tập 32, No: 1681. * Quyển Thượng: Gồm 368 câu kệ 7 chữ. * Quyển Trung: Gồm 376 câu kệ 7 chữ.  * Quyển Hạ: Gồm 236 câu kệ 7 chữ và 196 câu kệ 5 chữ. Tất cả là nhằm tán thán về các đức vô thượng của Phật.

* (9). Thất Phật Tán Bối Già Tha: Là những Minh chú ngắn, tán thán 7 Phật quá khứ, 1 Phật vị lai cùng Hồi hướng, do đại sư Pháp Thiên (?-1001) dịch âm: Tập 32, No: 1682.

* (10). Kiền Trùy Phạn Tán: Là bài Minh chú dài, do đại sư Pháp Hiền (?-1001) dịch âm. Tập 32, No: 1683.

* (11). Bát Đại Linh Tháp Phạn Tán: Là bài Minh chú ngắn, do đại sư Pháp Hiền dịch âm, Tập 32, No: 1684.

* (12). Hiền Thánh Tập Già Đà Nhất Bách Tụng: Không ghi tác giả, Hán dịch là đại sư Thiên Tức Tai (?-1000) dịch vào đời Triệu Tống (960-1276), gồm 1 quyển: Tập 32, No: 1686, với 108 câu kệ 7 chữ và 292 câu kệ 5 chữ…

Xem Thêm Nội Dung