Đô thị cổ Hội An

Nhà xuất bản: NXB Thời Đại
Nhà phát hành: Văn Lang
Số trang: 201
Kích thước 17 x 17 cm
Cân nặng: 300 (gram)
Năm xuất bản: 2016
Hết hàng
Giá bìa: 68,000 đ

Sách Đô thị cổ Hội An là trường hợp đặc biệt và cho đến nay chưa diễn ra lần thứ 2 trong lịch sử Việt Nam. Hơn 500 năm trước đây,nhà sách online Hội An được ghi nhận là thương cảng của người Champa với những địa danh Đại Chiêm Hải Khẩu, Chiêm Bất Lao, cửa Đại Chiêm…

Và trước đó, từ những đồng tiền Ngũ Thù, Vương Mãng thời tiền Hán được tìm thấy tại các di chỉ tại Cù Lao Chàm, Cẩm Hà trong các mộ chum Sa Huỳnh… nơi đây được đoán định còn là điểm giao thương quốc tế của cư dân thuộc nền Văn hóa Sa Huỳnh cách đây hơn 2.000 năm, cùng thời với Văn hóa Hòa Bình, Đông Sơn ở phía Bắc và Óc Eo ở phía Nam…

Xuất phát từ sự bức ép trong cuộc phân tranh Trịnh- Nguyễn vào những năm thế kỷ 17, Nguyễn Hoàng mang binh gia, quyến thuộc vượt qua dãy Hoành Sơn vào Nam, chọn Hội An làm cửa ngõ thông thương ra phía ngoài. So với thương cảng Phố Hiến (Đàng Ngoài) cùng thời, cùng giữ vai trò, thì Hội An (Đàng Trong) tuy thành hình muộn hơn, nhưng lại nổi bật và thành công hơn rất nhiều. Sự lấn át của Hội An bộc lộ đến độ, ghi lại trong cuốn Phủ biên tạp lục (1776) , nhà bác học Lê Quý Đôn miêu tả: Thuyền từ Sơn Nam (Đàng Ngoài) về chỉ mua được một thứ củ nâu; thuyền từ Thuận Hóa (Phú Xuân) về thì cũng chỉ có một thứ là hồ tiêu. Còn từ Quảng Nam (tức Hội An) thì hàng hóa không thứ gì không có.

Trong thời thịnh vượng, Hội An không chỉ là nơi làm ra kho vàng, lẫm bạc dồi dào cho 9 đời Chúa, cùng 13 đời vua Nguyễn giành lợi thế trước đối phương, mà từ đây những cuộc thử nghiệm kinh tế đã được áp dụng thành công đến nỗi vài trăm năm sau, hậu thế cũng chưa nơi nào sánh được. Ví dụ lần đầu trong lịch sử (và có lẽ đến hôm nay), Chúa Nguyễn đã dám cắt đặt một thương gia Nhật làm thị trưởng thương cảng Hội An để điều hành công việc phát triển kinh tế; mạnh dạn cho phép hoa di ngoại tộc định cư, mua đất lập làng, xây phố, dựng vợ gả chồng sinh sống lâu dài, ổn định… và đối xử với họ công bằng, chí tình như con dân nội thuộc. Nhờ vậy suốt một chặng đường dài lịch sử, Hội An đóng vai trò như một cửa ngõ thông suốt, tiếp nhận, cải biên, biến hóa những tinh hoa văn hóa, ý tưởng mới mẽ từ bên ngoài, tạo ra kế sách, động lực… phát triển nhân tài, vật lực góp phần quan trọng cho công cuộc mở đất về phương Nam của dân tộc.

Và hôm nay, còn đáng lưu tâm hơn, dù trải qua bao nhiêu khốc hại của thiên tai, tranh chấp quyền lực, chiến tranh, thời gian tác động, Đô thị cổ Hội An là điểm duy nhất trong cả nước và khu vực Châu Á vẫn bảo tồn được hầu hết nét nguyên sơ của kiến trúc cổ cách đây hàng trăm năm, từ những ngày còn hưng thịnh. Kiến trúc sư người Ba Lan Kazimien Kwaikowski (Kazic) từng cảm khái trong nhật ký của ông (1985): Vẻ đẹp không trùng lắp, chứa đựng trong các phố phường lịch sử; sự phong phú của các thể dáng kiến trúc; sự hoàn hảo của nghệ thuật chạm khắc trong nội thất các quần thể kiến trúc, tạo nên cho Phố cổ Hội An những đặc điểm nổi bật trong một thiên nhiên riêng biệt… Những đặc điểm này đưa quần thể di tích phố cổ lên vị trí hàng đầu trong danh mục các di tích văn hóa của Việt Nam và cả trong kho tàng di sản văn hóa nhân loại.

Hội An là một di sản văn hóa thế giới theo cách của mình. Đô thị cổ với những dãy phố rêu phong trầm mặc, không khiến người ta giật mình thảng thốt, trầm trồ, choáng ngợp vì sự kỳ vĩ, hay kiều diễm… như nhiều nơi khác. Hội An chỉ gây sự chú ý bằng cái cách là một góc nhỏ giản dị, thân mật và an toàn cho những người con xa, trở về nương tựa sau chuyến bươn bả hải hành…

Yêu ở đâu thì yêu

về Hội An xin chớ

hôn một lần ở đó

một đời vang thủy triều

(Chế Lan Viên)

Hội An là sợi nước trong, giữa một biển ngầu đục, đua chen, tranh đoạt…của xã hội hiện đại; Hội An là cảm giác bình yên khi nghĩ về và nó thu hút, níu chân người là vì vậy.

Xem Thêm Nội Dung