Giải bộ đề thi trắc nghiệm Kì thi THPT - Môn Toán

Nhà xuất bản: Đhqghn
Nhà phát hành: Minh Long
Hình thức bìa: Bìa mềm
Số trang: 252
Kích thước 21,5 x 29,5 cm
Cân nặng: 498 (gram)
Năm xuất bản: 2017
Hết hàng
Giá bìa: 129,000 đ

Sự ưu việt của phương pháp thi trắc nghiệm đã và đang được chứng minh từ những nước cónền giáo dục tiên tiến trên thế giới bởi những ưu điểm như tính khách quan, tính bao quát và tính kinh tế.

Theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp sẽ chuyển sang hình thức tuyển sinh bằng phương pháp trắc nghiệm. Và để có được thời gian chuẩn bị tốt nhất, các bài kiểm tra kiến thức trong chương trình THPT cũng sẽ có phần trắc nghiệm để các em học sinh làm quen.

Tuy nhiên, việc biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm cần tuân thủ một số yêu cầu cơ bản về mặt lí luận sư phạm và ý nghĩa đích thực của các số liệu thống kê.

Nhóm Hồng Đức dưới sự phụ trách của Lê Hồng Đức xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách:

GIẢI BỘ ĐỀ TRẮC NGHIỆM KÌ THI THPT MÔN TOÁN cung cấp cho bạn đọc một ngân hàng đề thi trắc nghiệm môn Toán THPT có chất lượng theo đúng cấu trúc của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng tất cả các phương pháp có thể để tìm ra được

đáp án đúng.

Với mỗi câu hỏi trắc nghiệm: Các em học sinh cần luôn nhớ rằng có 1 trong 5 cách để lựa chọn được đáp án đúng, cụ thể dựa vào:

1. Lời giải tự luận thu gọn

2. Lời giải tự luận thu gọn kết hợp sử dụng máy tính

3. Lựa chọn đáp án bằng phép thử

4. Lựa chọn đáp án bằng phép thử kết hợp sử dụng máy tính

5. Lựa chọn đáp án bằng phép đánh giá

F Cấu trúc đề thi trắc nghiệm Môn Toán: Theo thống kê sơ bộ từ đề thi thử nghiệm Bộ Giáo dục và Đào tạo mới công bố ngày 20/1/2017 thì kiến thức nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12. Đề môn     Toán lần này giống như đề minh họa Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố tháng 10/2016 cũng bao gồm 50 câu, trong đó có 11 câu hàm số, 10 câu logarit hàm số mũ, 7 câu nguyên hàm – tích phân, 6 câu số phức, 8 câu hình không gian và 8 câu hình phương pháp tọa độ trong không gian. Về độ khó, các câu khó của đề thi chiếm khoảng 10%, khá 30%, dễ 60%. Đề thi thể hiện tính phân hóa tốt khi có đầy đủ các câu hỏi ở 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Cái hay của đề mẫu là “quét” hết được toàn bộ chương trình.

Thậm chí, những câu hỏi mà trước nay thi tự luận không thể ra được để “nhường đất” cho những bài toán truyền thống thì với hình thức thi trắc nghiệm năm nay tận dụng ra được một số bài toán có liên hệ thực tế như câu 7 bài toán chuyển động vật lí, câu 14 về phòng thí nghiệm, câu 28 ứng dụng tích phân tính diện tích trồng hoa,….

So với đề Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố hồi tháng 10/2016 thì số câu có thể bấm máy tính để tìm ra kết quả đã giảm xuống. Cụ thể từng chương như sau:

Thứ nhất: 11 câu đồ thị hàm số: Nội dung câu hỏi trải rộng các phần tiệm cận, tương giao, cực đại, cực tiểu, đồng biến nghịch biến, biện luận nghiệm, biện luận hệ số của đồ thị,…các em phải nắm chắc kiến thức sách giáo khoa là có thể giải được. Riêng câu 7 về bài toán chuyển động vật lí, có yếu tố lạ, yêu cầu vận dụng kiến thức vật lí kết hợp với hàm số để giải

Thứ hai: 10 câu Logarit - hàm số mũ: Hỏi cả các công thức cơ bản trong sách giáo khoa, yêu cầu học sinh giải các Phương trình, Bất phương trình đơn giản, tính đạo hàm của logarit, biện luận hệ số, biện luận nghiệm của Phương trình logarit, tìm cực trị,… Riêng câu 14 về phòng thí nghiệm là mới mẻ với học sinh, bài toán ứng dụng thực tiễn, tuy nhiên câu này các em bình tĩnh ứng dụng kiến thức logarit là giải được.

Thứ ba: 7 câu nguyên hàm tích phân: Yêu cầu học sinh tìm nguyên hàm các hàm số đơn giản, tính diện tích hình phẳng, các em chỉ cần vận dụng tốt kiến thức sách giáo khoa là giải được. Riêng câu 28 là lạ với học sinh, là câu hỏi thực tiễn, ứng dụng tích phân để tính diện tích hình phẳng là tìm được diện tích khu vườn.

Thứ tư: 6 câu số phức: Nội dung không mới, vẫn gồm các phần cơ bản như tìm phần thực phần ảo, số phức liên hợp, mô đun, biểu diễn nghiệm trên hệ tọa độ, biện luận hệ số,.. các em đặc biệt lưu ý là không có phần lượng giác của số phức!

Thứ năm: 8 câu hình không gian: Nội dung hỏi rất rộng trong chương trình sách giáo khoa, hình chóp, đa diện, lăng trụ, khối nón, hình hộp chữ nhật,... Câu 42 lạ, yêu cầu học sinh phải vận dụng tốt công thức tính thể tích khối tròn xoay.

Đinh Quang Cường - Giám đốc trung tâm Thủ Khoa Việt Nam

7 bí quyết dạy, ôn tập tốt để thi trắc nghiệm môn Toán THPT quốc gia

1. Các câu trực tiếp sử dụng máy tính cầm tay để đi đến kết quả chiếm khoảng 1/3 số câu trong đề này. Các câu này tuy không cần quan tâm tới các bước giải nhưng học sinh vẫn cần biết khái niệm để nhận dạng và thực hiện việc sử dụng máy tính cầm tay thành thạo. Như vậy, việc ôn tập thi trắc nghiệm môn Toán không chỉ dừng lại ở việc luyện tập kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay.

2. Khi dạy cho học sinh, các thầy cô giáo cần phân tích những sai lầm hay gặp phải để học sinh tránh được những đáp án có tính chất “bẫy” học sinh vào lựa chọn đáp án sai. Việc đọc hiểu các đáp án là việc cũng cần rèn luyện. Thầy cô cần có những diễn đạt khác nhau về các mệnh đề, các kết luận của bài toán để chỉ ra những cách hiểu sai về các khái niệm Toán.

3. Không những dạy kĩ từng khái niệm cơ bản, thầy cô cần dạy cho học sinh những điều khái quát khi học xong các vấn đề. Ngoài việc dạy từng loại hàm số với các dạng đồ thị của mỗi loại hàm số này, cần tổng kết để so sánh đối chiếu. Chẳng hạn với câu 1 thì khi học sinh nắm được sự khái quát này có thể loại bỏ ngay các đáp án A, B, C vì các hàm số này không thể có dạng đồ thị như đã cho nên chọn ngay đáp án D mà không cần tính đạo hàm hàm số này, tốc độ làm bài chắc chắn sẽ nhanh hơn.

4. Về các dạng toán liên quan tới một khái niệm, thầy cô cần xuất phát từ thí dụ đơn giản, đơn thuần là áp dụng định nghĩa, nhưng cũng tiến tới các thí dụ đòi hỏi hiểu khái niệm hơn, đưa ra bài toán để học sinh tránh hiểu sai về khái niệm. Chẳng hạn với câu 2 chỉ cần học sinh áp dụng định nghĩa về đường tiệm ngang nhưng tới câu 9 thì đòi hỏi phải hiểu hơn và vận dụng tốt hơn về khái niệm.

5. Khi dạy một loại toán, thầy cô cần dạy những cách giải khác nhau để khi gặp các tình huống trong đề thi, học sinh có thể lựa chọn cách làm nhanh nhất tuỳ theo các phương án mà đề thi đưa ra.

6. Ngoài việc dạy học sinh làm các bài toán với những con số cụ thể, các thầy cô cần dạy cả những bài toán có tính tổng quát và ghi nhớ kết quả tổng quát. Chẳng hạn bài toán tổng quát dễ nhất của câu 10 là cho tấm kim loại hình vuông có cạnh là a (đ.v.đ.d) và người ta cắt đi ở 4 góc các hình vuông cạnh x (đ.v.đ.d) để gấp thành cái hộp không nắp (a > 2x).

Xác định x để thể tích hình hộp lớn nhất. Thể tích V = x(a – 2x)(a - 2x) (đ.v.d.t). Bài toán này có thể áp dụng bất đẳng thức Cô-si hoặc xét hàm số sẽ có ngay kết quả V lớn nhất khix = a/6 . Vậy khi gặp bài cụ thể như câu 10, học sinh thấy ngay x = 2 nên chọn đáp án C. Có thể tổng quát khó hơn là tấm kim loại ban đầu là hình chữ nhật.

7. Khi dạy các khái niệm toán học, thầy cô cần phân tích ý nghĩa hình học hoặc ý nghĩa vậtlý nếu có của khái niệm và quay lại các ý nghĩa này khi học thêm các khái niệm khác. Chẳng hạn khi học khái niệm đạo hàm tại một điểm, thầy cô nhấn mạnh ý nghĩa vật lý và ý nghĩa hình học nhưng khi học xong khái niệm nguyên hàm cần quay trở lại vấn đề này. Nếu trước đây cho hàm S = f(t) với S (đ.v.đ.d) là quãng đường đi được tại thời điểm t (đ.v.t.g) thì S’ = f’(t) (đ.v.v.t) chính là vận tốc của chuyển động tại thời điểm t (đ.v.t.g).

Theo Tiến sĩ Phương pháp giảng dạy Toán Lê Thống Nhất

chia sẻ tại BigSchool.vn

Nhóm HỒNG ĐỨC chúng tôi luôn mong muốn bộ sách này đáp ứng được nhu cầu thực sự hiện nay "Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học trò làm trung tâm" và hy vọng rằng bộ sách sẽ được thầy giáo, cô giáo và các em học sinh đón đọc.

Để cuốn sách ngày càng hoàn hảo hơn, nhóm HỒNG ĐỨC chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc gần xa.

Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2017

Nhóm HỒNG ĐỨC

Xem Thêm Nội Dung