Hồ Quý Ly (Tiểu thuyết lịch sử) - In lần 10

Nhà xuất bản: Phụ Nữ
Hình thức bìa: Bìa mềm
Số trang: 807
Kích thước 13x20
Cân nặng: 900 (gram)
Năm xuất bản: 2015
Hết hàng
Giá bìa: 180,000 đ

...Ở tiểu thuyết Hồ Quý Ly, những trang tác giả viết về tình yêu và người đẹp là những trang sinh động, gây ấn tượng nhất. Ta nhớ mãi nàng công chúa Huy Ninh với cặp mắt buồn và cuộc đời nhân đạo, thanh khiết như một cành mai đã làm dịu đi và phong phú hơn trái tim vốn đã trai sạn vì những mưu đồ chính trị, kể cả mưu đồ đen tối của Hồ Quý Ly, làm cho ông thêm bình dị, thêm người. Ta không quên được "mái tóc nàng Quỳnh Hoa đen dài như tấm chăn choàng thơm mùi cỏ trắng muốt, đôi mắt lóng lánh quá u sầu"... , "nỗi u sầu như thứ rượu cất bằng ngàn thứ nhuỵ hoa để cho những kẻ đa tình say sưa. Tình yêu làm dãn mọi áp lực chính trị". Nhạc có cung điệu, tình yêu cũng có những cung điệu, sắc thái không trộn lẫn, mỗi đối tượng một vẻ phong phú như: Tình yêu của Thanh Mai tự nhiên tràn trề sức sống dân gian, khác với tình yêu cửa Quỳnh Hoa là quý tộc trong chậu cảnh thanh mảnh, yếu ớt thể hiện cho một vương triều đi xuống... Còn Thanh Mai "đôi vú phì nhiêu kiều diễm của nàng làm Nguyên Trừng chợt hé nhìn thấy một điều bí ẩn" và đặc biệt, tình yêu của lãnh tụ khởi nghĩa Phạm Sư Ôn với cô Sáo thì thật sự là thiên nhiên, "chim sổ lồng", tình yêu của Phạm Sinh với cô Hạnh vượt qua mọi mưu đồ đen tối của các thế lực hắc ám.

Điều nổi bật lên trong toàn cuốn tiểu thuyết cho thấy: Tình yêu phải là một vương quốc cao quý, đầy nhân tính, không thể lấy cường quyền, lấy mọi thủ đoạn áp đặt. Và tình yêu càng đẹp thêm trong cảnh vật, tức cảnh sinh tình, làm tình càng phong phú, đậm đà trong cảnh ở đây, ta càng thấy năng lực hiểu biết của Xuân Khánh khi phản ánh vạn vật, vẽ nên bức tranh muôn mầu từ Thăng Long tới Yên Tử, Tây Đô... nhiều địa phương. Nàng Thanh Mai được tô thắm trong vườn mai của cha nuôi, nàng Quỳnh Hoa không thể phai mờ trong vườn cây thuốc của ông ngoại chồng... "Người trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”. Không phải chỉ bằng tư duy lô gíc mà chủ yếu bằng tư duy hình tượng, bằng sự phát triển tự thân của vấn đề, Xuân Khánh đã thành công cả hai mặt tả cảnh gắn với tả tình, gắn bó nội tâm với ngoại cảnh làm cho hình tượng thật sự sống động, hợp với tự nhiên...

Xem Thêm Nội Dung