Hội chợ phù hoa - Vanity Fair, bộ 2 tập

Hội chợ phù hoa - Vanity Fair, bộ 2 tập

Dịch giả: Trần Kiêm
Nhà xuất bản: Văn Học
Hình thức bìa: Bìa mềm
Số trang: 1100
Kích thước 13.5x20.5
Cân nặng: 1,000 (gram)
Hết hàng
Giá bìa: 162,000 đ

 

 
Thackeray sinh ra ở ngoại ô thành phố Calcutta, Ấn Độ năm 1811. Lên 5 tuổi, mồ côi bố, rồi mẹ tái giá, cậu bé William được gửi về Anh. Tuổi thơ cô đơn khiến nhà văn tương lai luôn cảm thấy trong lòng mình nỗi trống vắng kèm theo nỗi khao khát những gì thánh thiện. Ngay từ trẻ, Thackeray đã chủ trương tìm quên lãng trong chuyện viết lách.
 
Năm 1832, được chia tài sản thừa kế của cha, Thackeray đã dồn tiền mua một số ấn phẩm. Tuy nhiên, rốt cuộc là xôi hỏng bỏng không, Thackeray luôn cảm thấy túng bấn. Những tác phẩm đầu tay của ông không mấy thành công, khiến ông vô cùng thất vọng về độc giả mà ông hay dùng từ "ngốc nghếch" kèm theo vì cho rằng họ không có “mắt xanh” để nhận thấy ở ông một tài năng đích thực.
 
Năm 1846, để quên đi những phiền muộn đời thường, Thackeray bắt tay vào việc viết một tác phẩm mà ông hy vọng rằng cuối cùng sẽ thuyết phục được "đám công chúng ngốc nghếch" hiểu rõ được tầm cỡ tài năng của ông. Ông mải mê viết cuốn tiểu thuyết đồ sộ mà mãi ông vẫn chưa nghĩ ra được tên gọi thích đáng ngoài nhan đề đặt tạm "Ký họa bút chì xã hội Anh".
 
Khi đã viết xong phần lớn tiểu thuyết rồi, Thackeray mới chợt phát hiện ra một nhan đề độc đáo. Khi ấy, ông đang nằm trên giường, đăm chiêu suy nghĩ. Cái tên sách vừa nghĩ ra đã khiến ông bật dậy khỏi giường, như ông sau này kể lại, vừa chạy đi chạy lại quanh phòng ba vòng vừa hô to: "Hội chợ phù hoa! Hội chợ phù hoa!".
 
“Hội chợ phù hoa” - một tác phẩm xuất sắc mô tả xã hội & con người trong bối cảnh nước Anh đầu thế kỷ 19. Xuất bản lần đầu năm 1847, đến nay cuốn tiểu thuyết này đã khẳng định sức sống của nó. Tôi vốn thích các câu chuyện của Châu Âu trong giai đoạn “nửa kiếm nửa súng” ấy, và đây là cuốn sách không nên bỏ qua.
 
Xuyên suốt tác phẩm là số phận của hai nhân vật nữ - Rebecca và Amelia, vốn học chung trường khi nhỏ - với hai cuộc đời khác nhau. Với tính cách, tầng lớp và đam mê khác nhau, họ có con đường khác biệt nhưng cũng có lúc giao nhau. Những chi tiết lịch sử có thật như cuộc chiến tranh, các địa danh được tác giả đưa vào làm cho câu chuyện trở nên sống động.
 
Trong một xã hội “phù hoa” như thế, nhà văn đã mô tả những xấu xa, cạm bẫy, lừa lọc của con người, đặc biệt là tầng lớp quý tộc chỉ để thỏa mãn bản thân; và hai nhân vật nữ cũng gặp những khó khăn và bất hạnh. Một người đoan trang, một người lẳng lơ - cùng những nhân vật nam đầy đủ những tham vọng và dục vọng - đã vẽ nên bức tranh hùng hồn về nước Anh thời kỳ đó.
 
Thackeray sinh ra ở ngoại ô thành phố Calcutta, Ấn Độ năm 1811. Lên 5 tuổi, mồ côi bố, rồi mẹ tái giá, cậu bé William được gửi về Anh. Tuổi thơ cô đơn khiến nhà văn tương lai luôn cảm thấy trong lòng mình nỗi trống vắng kèm theo nỗi khao khát những gì thánh thiện. Ngay từ trẻ, Thackeray đã chủ trương tìm quên lãng trong chuyện viết lách.
 
Năm 1832, được chia tài sản thừa kế của cha, Thackeray đã dồn tiền mua một số ấn phẩm. Tuy nhiên, rốt cuộc là xôi hỏng bỏng không, Thackeray luôn cảm thấy túng bấn. Những tác phẩm đầu tay của ông không mấy thành công, khiến ông vô cùng thất vọng về độc giả mà ông hay dùng từ "ngốc nghếch" kèm theo vì cho rằng họ không có “mắt xanh” để nhận thấy ở ông một tài năng đích thực.
 
Năm 1846, để quên đi những phiền muộn đời thường, Thackeray bắt tay vào việc viết một tác phẩm mà ông hy vọng rằng cuối cùng sẽ thuyết phục được "đám công chúng ngốc nghếch" hiểu rõ được tầm cỡ tài năng của ông. Ông mải mê viết cuốn tiểu thuyết đồ sộ mà mãi ông vẫn chưa nghĩ ra được tên gọi thích đáng ngoài nhan đề đặt tạm "Ký họa bút chì xã hội Anh".
 
Khi đã viết xong phần lớn tiểu thuyết rồi, Thackeray mới chợt phát hiện ra một nhan đề độc đáo. Khi ấy, ông đang nằm trên giường, đăm chiêu suy nghĩ. Cái tên sách vừa nghĩ ra đã khiến ông bật dậy khỏi giường, như ông sau này kể lại, vừa chạy đi chạy lại quanh phòng ba vòng vừa hô to: "Hội chợ phù hoa! Hội chợ phù hoa!".
 
“Hội chợ phù hoa” - một tác phẩm xuất sắc mô tả xã hội & con người trong bối cảnh nước Anh đầu thế kỷ 19. Xuất bản lần đầu năm 1847, đến nay cuốn tiểu thuyết này đã khẳng định sức sống của nó. Tôi vốn thích các câu chuyện của Châu Âu trong giai đoạn “nửa kiếm nửa súng” ấy, và đây là cuốn sách không nên bỏ qua.
 
Xuyên suốt tác phẩm là số phận của hai nhân vật nữ - Rebecca và Amelia, vốn học chung trường khi nhỏ - với hai cuộc đời khác nhau. Với tính cách, tầng lớp và đam mê khác nhau, họ có con đường khác biệt nhưng cũng có lúc giao nhau. Những chi tiết lịch sử có thật như cuộc chiến tranh, các địa danh được tác giả đưa vào làm cho câu chuyện trở nên sống động.
 
Trong một xã hội “phù hoa” như thế, nhà văn đã mô tả những xấu xa, cạm bẫy, lừa lọc của con người, đặc biệt là tầng lớp quý tộc chỉ để thỏa mãn bản thân; và hai nhân vật nữ cũng gặp những khó khăn và bất hạnh. Một người đoan trang, một người lẳng lơ - cùng những nhân vật nam đầy đủ những tham vọng và dục vọng - đã vẽ nên bức tranh hùng hồn về nước Anh thời kỳ đó.
 
Sự hấp dẫn chính của cuốn sách này là ở chỗ nó được giải phóng hoàn toàn khỏi những thói điệu đàng, kiểu cách, trong cảm xúc cũng như trong bút pháp, và trong cả sự cởi mở tin cậy với độc giả, trong sự phóng túng tốt lành mà tác giả thổi vào suy tư và xúc cảm được các sự việc gợi mở, dòng chảy tự nhiên của chúng như thể tác giả đã hiểu được rằng, không thể có gì nhỏ bé hoặc không xứng đáng được tô vẽ hay giấu giếm có thể toát ra từ ngòi bút của ông.
 
Nói tóm lại, đây là cuốn sách của một người thanh cao về tinh thần, chứ không phải chỉ là người muốn tạo cho mình sự thanh cao về tinh thần. Cảm xúc của ông dẫu không sâu sắc như Dickens, nhưng cũng rất cao cả, thậm chí còn cao cả hơn đến mức hình như ông hơi ngường ngượng hay gần như xấu hổ vì nó. Nhưng những cố gắng tạo ra giọng châm biếm, hài hước hay triết lý đã vô ích; chúng ta càng đọc càng khâm phục vì bản chất tinh tế và nhân hậu của ông luôn tự do trước mọi phù hoa và kiêu hãnh bởi trí tuệ siêu việt của mình, cuối cùng vẫn kính trọng con tim".
 
Những lời đánh giá về cuốn sách:
 
Thân phận bi thảm của hai người bạn gái Amelia và Rebecca trong những lăn lóc giữa "hội chợ phù hoa" đã gây được cảm xúc mạnh mẽ trong không chỉ một thế hệ độc giả và ở không chỉ một quốc gia. Hình như trong lịch sử văn học Anh chưa từng có một tác phẩm nào bóc mẽ xã hội thượng lưu tư bản một cách chua cay đến thế mà vẫn thấm đẫm tình người

Thông tin bên lề

 

Trong năm 1848 đã xảy ra một sự kiện có ảnh hưởng tốt tới "Hội chợ phù hoa". Nữ văn sĩ Charlotte Bronte cho tái bản tiểu thuyết "Jane Eyre" dưới bút danh Currel Bell (in lần đầu vào năm 1847 và rất ăn khách).
 
Trong lần in thứ hai, Bronte đã ghi lời đề tặng Thackeray với những câu đánh giá đầy phấn khích: "Tôi đã nhìn thấy ở ông một tài năng sâu sắc và quý hiếm hơn nhiều người đồng thời với ông nghĩ, bởi lẽ, ông có thể hơn người khác làm phục sinh xã hội chúng ta và khôi phục lại cái trật tự thế giới đang bị lung lay, và vì rằng cho tới nay, chưa có một nhà phê bình văn học nào tìm được cho ông những từ ngữ đánh giá đúng và đủ...". Đọc lời đề tặng đó, công chúng lại đổ xô đi tìm "Hội chợ phù hoa". Thành công đối với Thackeray đã trở thành không thể đảo ngược được.
 
Về tác giả:
 
William Makepeace Thackeray (18/7/1811 - 24/12/1863) là một tiểu thuyết gia người Anh thế kỷ 19. Ông nổi tiếng về nghệ thuật châm biếm, thể hiện rõ nhất trong cuốn tiểu thuyết kinh điển Hội chợ Phù Hoa, phản ánh bao quát xã hội Anh thời bấy giờ.  

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Xem Thêm Nội Dung