Khúc bi tráng cuối cùng- Chu lai

Khúc bi tráng cuối cùng- Chu lai

Tác giả:
Nhà xuất bản: Văn Học
Nhà phát hành: Trí Thức Việt
Hình thức bìa: mềm
Số trang: 428
Kích thước 14,5x20.5
Cân nặng: 420 (gram)
Năm xuất bản: 2018
Hết hàng
Giá bìa: 89,000 đ

Nhà văn Chu Lai - người luôn đau đáu với đề tài chiến tranh và hậu chiến tiếp tục đưa người đọc ngược dòng thời gian về với những thời khắc lịch sử của dân tộc. KHÚC BI TRÁNG CUỐI CÙNG là tác phẩm viết về chiến dịch Tây Nguyên tháng 3 năm 1975, một sự kiện có tính bước ngoặt cho sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Xuyên suốt câu chuyện là số phận và cuộc đối đầu giữa hai người từng là bạn. Giờ đây, họ vẫn còn mang trên mình sắc áo của người lính... Họ sẽ sống thế nào trước thực tại đầy rẫy những đổi thay?

Là số phận và cuộc đối đầu giữa hai người một thời là bạn. Và bây giờ thêm cả những người con giờ cũng mang trên mình sắc áo lính. Dung - con riêng của Tư lệnh Tuấn với bà Huyền Trang đi theo cách mạng. Hùng - con của Sư trưởng Lâm với bà Trang lại là một thiếu tá quân đội Sài Gòn, khát máu và hung tợn. Bên cạnh đó là tiểu đoàn trưởng đặc công Oánh, con của một nữ du kích đã hy sinh khi che chở cho Hoàng Lâm thời chống Pháp... cái sợi dây liên kết số phận của từng con người cụ thể đó cứ chằng chịt trong sự hỗn độn, ác liệt nhất của một cuộc chiến đang chuẩn bị tới hồi kết. thời khắc nhận ra nhau của anh và em là khúc ca bi tráng bên dò sông cuồn cuộn chảy. Cái phút giây tưởng chừng đưa những đứa con trở về với nguồn cội, với gia đình lại cũng chính là phút giây cuối cùng của anh và em. 

Mỗi người lính dù có tên như Oánh, như Vinh hay chỉ được định tên bởi hình dáng, bởi giọng nói, tiếng cười… bước vào cuộc chiến với sự thanh thản, chấp nhận hy sinh. Bởi có thể hôm nay họ và những đồng đội của mình có thể ngã xuống, nhưng ngày mai những gia đình khác, những bà mẹ khác sẽ không còn phải khóc con.

 

Chu Lai được độc giả biết đến là một nhà văn quân đội " đậm chất lính tráng" vì phần nhiều các tác phẩm của ông viết về đề tài chiến tranh và người lính. Không những thế, chất "lính tráng"  của ông được thể hiện qua "giọng văn băm bổ", sôi động, các thứ tình cảm suy tư được đẩy đến tận cùng"

Tuy nhiên, nếu đọc Khúc bi tráng cuối cùng thì bạn đọc lại khó nhận thấy được giọng văn băm bổ, sôi động ấy. Đây là cuốn tiểu thuyết về chiến dịch Tây Nguyên tháng 3 năm 1975, một sự kiện có tính bước ngoặt cho sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân đội nhân dân Việt Nam. Xuyên suốt câu chuyện là số phận và cuộc đối đầu giữa hai người từng là bạn. Giờ đây, họ cũng mang trên mình sắc áo của người lính nhưng lại chiến đấu ở hai đầu chiến tuyến đối nghịch nhau.

Tái hiện thời khắc cuộc chiến tranh diễn ra khốc liệt nhưng giọng văn vẫn cứ bình thản đến... nghẹt thở. Những hồi ức và thực tại được đan xen làm cho câu chuyện được gợi mở dần dần và từ đó những mối quan hệ bạn bè, cha - con, nam - nữ đã tự bộc lộ nhiều điều nhân văn ý nghĩa. Có lẽ chính điều này đã làm cho người đọc bị lôi cuốn và ấn tượng mạnh mẽ

MUA SỈ SỐ LƯỢNG - LIÊN HỆ 

Xem Thêm Nội Dung