Combo 6 cuốn: Kích thích phát triển thị giác cho bé - Bộ 6 cuốn (2-6 Tháng tuổi)

Tác giả:
Nhà xuất bản: Kim Đồng
Hình thức bìa: bìa mềm
Số trang: 12
Kích thước 28.5x28.5 cm
Cân nặng: 1,200 (gram)
Năm xuất bản: 2016
Giá bìa: 180,000 đ

Tóm tắt nội dung:

Đặc điểm phát triển thị giác trẻ dưới 2 tháng tuổi:

1. Trẻ sơ sinh chỉ có thể nhìn vật ở khoảng cách gần, sau đó khả năng cảm nhận ánh sáng mới phát triển dần và trẻ biết nhắm mắt để bảo vệ mắt.

2. Trẻ sơ sinh không thể phân biệt màu sắc, nhưng các nghiên cứu cho thấy trẻ đặc biệt yêu thích các chấm tròn đen trắng, vòng tròn đồng tâm và gương mặt của mẹ.

3. Hai mắt của trẻ chưa vận động nhịp nhàng và có thể hiếng hoặc bị lé tạm thời. Khi trẻ đầy tháng, tình trạng này sẽ dần cải thiện.

4. Trong điều kiện ánh sáng thích hợp, trẻ có thể quét tầm mắt khá rộng. Khi phát hiện ra một vật thể, ánh mắt sẽ dừng lại và bắt đầu chú ý đến đường nét tổng thể của vật đó.

5. Trẻ khoảng 1 tháng tuổi có thể dõi ánh mắt theo các vật thể chuyển động. Khi trẻ lớn hơn, trẻ có khả năng tập trung hơn và nhận biết rõ rệt các đường nét.

6. Các chuyên gia giáo dục cho rằng, rèn luyện thị giác một cách khoa học cho trẻ ngay từ lúc mới sinh có thể làm tăng khả năng quan sát, chú ý và làm cho thị giác thêm tinh tường.

 

Lưu ý để trẻ có đôi mắt khỏe:

 

* Cha mẹ nên cho trẻ xem các hình ảnh ở khoảng cách 30cm trước mắt trẻ, rồi từ từ di chuyển hình ảnh đó từ trái sang phải, mỗi lần 5-6 giây và có thể lặp đi lặp lại nhiều lần.

* Khi cho trẻ xem tranh cần chú ý ba điểm sau: hình ảnh đơn giản, kích cỡ vừa phải, không nên di chuyển tranh quá nhanh.

* Không nên treo đồ chơi hoặc tranh ảnh ở một vị trí cố định quá lâu để trẻ đỡ mỏi mắt hoặc bị lác mắt.

* Không nên treo những tranh ảnh dễ gây kích thích quanh nôi trẻ để tránh quấy rối giấc ngủ của trẻ.

 

Kích thích phát triển thị giác cho bé sẽ giúp trẻ phát triển thị giác và tư duy ngay từ khi mới chào đời. Ngày nay, việc dạy con, phát triển các giác quan cho con được nhiều bà mẹ quan tâm và thực hiện từ rất sớm, ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ, bằng việc cho bé nghe nhạc, đọc sách cho bé nghe, nói chuyện cùng bé mỗi ngày. Và khi bé được sinh ra, các bà mẹ vẫn duy trì nói chuyện với bé, cho bé nghe những âm thanh đẹp, dịu dàng hay âu yếm vuốt ve bé thì việc kích thích thị giác cho bé cũng là một điều vô cùng quan trọng. Trẻ ngay khi vừa chào đời, thì thị giác là giác quan có thể coi là hoạt động sớm và mạnh mẽ nhất, bé đã biết dùng mắt để phản ứng với môi trường xung quanh. 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sự phát triển thị giác của trẻ trong những tháng đầu đời

Thị giác của trẻ nhỏ có nhiều thay đổi theo từng giai đoạn ngay từ khi bé lọt lòng, sau đó phát triển theo đà tăng trưởng của bé. Hãy tìm hiểu về các mốc phát triển thị giác của con để biết bạn có thể làm gì tốt nhất cho đôi mắt và tầm nhìn của bé trong tương lai.

Sự phát triển thị giác của trẻ trong những tháng đầu đời

 

Ánh mắt đầu đời của bé 
 
Ngay giây đầu tiên lọt lòng mẹ, thị giác của bé đã được kích hoạt và bắt đầu phát triển. Tại thời điểm chào đời, thị lực của bé là 1/20, nhưng sẽ phát triển nhanh chóng để đạt đến mức trưởng thành là 20/20 khi bé ở vào khoảng 3-5 tuổi. Sự tăng trưởng cực nhanh là lý do vì sao tháng đầu đời rất quan trọng trong sự phát triển thị giác của trẻ.
 
Tháng đầu đời :
 
. Trong tuần đầu tiên, bé chỉ có thể nhìn thấy sự vật trong phạm vi 20-30cm trước mặt, bằng khoảng cách từ mặt bé đến bạn khi bạn cho con bú. Các bé ở độ tuổi này thường chỉ nhìn tập trung vào sự vật được trong vài giây mà thôi. Để tạo điều kiện phát triển thị lực đồng đều ở cả hai mắt của bé, bạn hãy thường xuyên đổi bên vú và chiều bế bé khi cho bú. Bằng cách này, cả hai mắt của bé sẽ được kích thích thị giác như nhau. Bạn cũng đừng ngại áp sát vào bé khi nói chuyện hay diễn các nét mặt cho con xem.
 
. Ngay khi sinh ra, bé chỉ nhìn được sự vật xung quanh trong hai sắc: đen và trắng, cùng sắc độ xám trung gian. Trong những tháng tiếp theo, con bạn sẽ dần phát triển thị giác màu sắc, vì thế, bé thích nhìn những màu sắc có độ tương phản và hình thể rõ ràng. Bé yêu của bạn sẽ phát triển thị giác màu sắc trong khoảng 4 tháng. Bố mẹ thường thích trang trí phòng của thiên thần nhỏ với những gam màu dịu nhẹ dễ thương nhưng trong thực tế, những màu này không gây kích thích tự nhiên với thị giác của trẻ sơ sinh. Màu trắng và đen, cùng với những màu cơ bản như đỏ, cam, vàng và xanh dương sẽ kích thích thị giác của bé tốt hơn. Mẹo chọn màu sơn cho phòng bé rất đơn giản, hãy bắt chước màu đồ chơi trẻ con (chẳng hạn những khối xếp hình Lego), các nhà sản xuất đồ chơi đã có nghiên cứu kỹ lưỡng về điều này.

 

 
. Ở tuần tuổi thứ hai, bé bắt đầu có thể nhận diện được khuôn mặt của những người chăm sóc mình. Bé sẽ tập trung được vào khuôn mặt của bạn trong vài giây khi bạn cười và chơi với bé. Hãy nhớ là tầm nhìn của con bạn lúc này vẫn trong khoảng 20-30cm, vậy nên, hãy tích cực chơi với con với khoảng cách gần như vậy nhé!
 
. Ở tuần thứ ba, bé đã có thể nhận diện được khuôn mặt của bạn, nhưng vẫn chỉ có thể nhìn rõ trong khoảng 20-30cm trước mặt. Dù vậy, sự tập trung đã có thể dài hơn. Cho đến trước thời điểm này, bé chỉ có thể giữ ánh nhìn vào khuôn mặt trong vài giây, nhưng giờ thì bé đã có thể nhìn bạn chăm chú đến 10 giây. Dù bạn thấy dường như không có gì khác biệt, nhưng mắt bé đang biến chuyển với một tốc độ nhanh chóng. Hãy tiếp tục kích thích thị giác của con bằng cách làm mặt hề và chơi đùa với bé ở khoảng cách gần, ngoài ra, hãy đặt những món đồ chơi có hình khối rõ ràng trước mặt con.
 
. Ở tuần thứ tư, bé đã bắt đầu có thể nhìn theo khi vật thể di chuyển qua lại sang hai bên ở trước mặt bé. Nhưng bé làm điều này bằng cách xoay cả đầu. Bé sẽ chưa thể điều khiển để chỉ di chuyển mắt theo vật thể cho đến khi được 2-4 tháng tuổi.
 
1 tháng tuổi
. Di chuyển mắt và đầu theo hướng có nguồn sáng.
. Ghi nhận vật thể nằm trong trục ngang trước mặt (đặc biệt là các khuôn mặt).
. Tiếp xúc bằng mắt và nhìn chăm chú vào những người chăm sóc bé.
. Mẹo cho mẹ: Khi 1 tháng tuổi, mắt bé chưa nhạy cảm lắm với ánh sáng. Vì thế, bạn không cần tắt đèn hoặc che mọi nguồn sáng khi bé ngủ vào ban ngày vì chúng không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
 
2-3 tháng tuổi
. Ghi nhận vật thể theo cả trục dọc và trục xoay (quanh bé).
. Bắt đầu có thể di chuyển mắt độc lập với đầu.
. Tăng nhạy với ánh sáng.
. Dùng mắt nghiên cứu bàn tay và bàn chân mình.
. Dễ bị mất tập trung bởi những hình ảnh thú vị khác.
. Giữ tiếp xúc bằng mắt cường độ cao trong thời gian dài hơn
. Mẹo cho mẹ: Đây là lúc thích hợp để mua đồ chơi treo nôi. Bé sẽ rất thích nằm ngửa và nhìn các vật thể chuyển động phía trên mình. Ở tuổi này, bé sẽ nhìn chuyển động môi của bạn khi đọc, hát và khi bạn nói chuyện với bé.

 
3-6 tháng tuổi
. Xem và nghiên cứu bàn tay, bàn chân mình như thể đồ chơi;
. Quan sát đồ chơi rơi và lăn đi;
. Hướng mắt theo vật thể theo trục ngang (nhìn từ trái sang phải và ngược lại);
. Mở rộng phạm vi thị giác và mức độ tập trung;
. Tập trung quan sát được hầu khắp căn phòng;
. Thích nhìn hình phản chiếu;
. Di chuyển mắt độc lập với đầu.
. Mẹo cho mẹ: Tại thời điểm này, bé sẽ dần thích thú hơn với đồ chơi và tranh ảnh. Bé sẽ thường xuyên với lấy các sự vật kích thích thị giác của mình, nên bạn hãy đảm bảo đồ chơi nằm trong tầm với của bé. Thêm nữa, nếu bạn chưa làm thì bắt đầu nghĩ đến chuyện đọc sách cho bé là vừa rồi.
 
7-10 tháng tuổi
. Thể hiện sự thích thú với tranh ảnh;
. Nhận thấy những mẩu thức ăn (hy vọng là bé thấy nó trên bàn ăn chứ không phải trên sàn!);
. Nhận diện được các đồ vật bị ẩn một phần.
. 11-12 tháng tuổi
. Nhìn qua cửa sổ và nhận diện được người;
. Nhận diện được tranh ảnh;
. Chơi ú oà;
. Biết định hướng thị giác trong nhà;
. Thể hiện sở thích thị giác.
 
 

 

Xem Thêm Nội Dung