Kinh A Di Đà Sớ Sao diễn nghĩa (Trọn bộ 9 cuốn)

Kinh A Di Đà Sớ Sao diễn nghĩa (Trọn bộ 9 cuốn)

Nhà xuất bản: Hồng Đức
Nhà phát hành: NS Thanh Duy
Hình thức bìa: cứng
Kích thước 16x24
Cân nặng: 12,000 (gram)
Năm xuất bản: 2016
Hết hàng
Giá bìa: 850,000 đ

A DI ĐÀ SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Thích Tịnh Không

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

Giảo duyệt: Huệ Trang và Đức Phong

 

 
 
blankXin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang bốn trăm lẻ bốn:
 
(Sớ) Như Hoa Nghiêm vân: “Như Lai sở đô, chư thanh tịnh chúng, ư trung chỉ trụ”, chánh đồng thử nghĩa.
(   云:如   都,諸   眾,於   住,正   義。
(Sớ: Như kinh Hoa Nghiêm nói: “Chỗ trụ của Như Lai, các vị thanh tịnh trụ ở trong đó” chính là có cùng một ý nghĩa này).
 
Liên Trì đại sư lại trích dẫn kinh văn từ kinh Hoa Nghiêm để chứng minh. Trong các phần trước, tôi đã thưa trình cùng quý vị ý nghĩa của việc trích dẫn kinh Hoa Nghiêm. Thuở Liên Trì đại sư tại thế, Tịnh Độ Tông hết sức suy vi, phong khí Thiền Tông trong Phật môn vô cùng hưng thịnh, tuy rất hưng thịnh, nói thật ra, rất ít người thành tựu! Học Thiền mà học chẳng đúng pháp, rất dễ đọa vào cuồng huệ, bèn kiêu căng, ngã mạn, đặc biệt khinh rẻ Tịnh Độ, coi thường pháp môn Tịnh Độ. Liên Trì đại sư cũng từng học Thiền, và cũng từng học Giáo, môn gì Ngài cũng đều thông, đến cuối cùng, Ngài phát hiện Tịnh Độ Tông xác thực là vô cùng thù thắng, nhưng muốn hoằng dương Tịnh Tông thì phải bài trừ thành kiến của nhiều kẻ như vậy, nói thật ra là chuyện khá khó khăn. Vì thế, giảng kinh Di Đà, chú giải kinh Di Đà, Ngài bèn tận hết sức vận dụng kinh văn trong kinh Hoa Nghiêm để giải thích. Bởi lẽ, đối với kinh Hoa Nghiêm, bất luận là Tông Môn hay Giáo Hạ, mọi người đều hết sức tôn sùng kính trọng kinh ấy là “căn bản pháp luân” của Như Lai.
 
Dùng kinh Hoa Nghiêm để giải thích kinh A Di Đà, chính là đề cao thân phận của kinh A Di Đà. Đấy là một phen khổ tâm của lão nhân gia. Có miễn cưỡng hay không? Ở đây, chúng ta thấy đích xác là chẳng miễn cưỡng, xác thực là giáo nghĩa Tịnh Tông và Hoa Nghiêm tương đồng. Do đó, cổ nhân gọi kinh Vô Lượng Thọ là Trung Bổn Hoa Nghiêm, gọi kinh A Di Đà là Tiểu Bổn Hoa Nghiêm là có đạo lý. Ta thấy trong Sớ Sao của Liên Trì đại sư, kinh Hoa Nghiêm được trích dẫn với một số lượng lớn, ta cảm thấy cổ nhân nói lời ấy là hữu lý, xác thực là có căn cứ.
Đối với đoạn kinh văn của kinh Hoa Nghiêm này, chúng tôi có ghi chú bằng chữ cỡ nhỏ bên dưới: “Thập Hồi Hướng phẩm, Vô Tận Công Đức Tạng, cập Thiện Căn Hồi Hướng sơ phần pháp môn” (Phẩm Thập Hồi Hướng, phần đầu của pháp môn Vô Tận Công Đức Tạng và Thiện Căn Hồi Hướng), Liên Trì đại sư trích dẫn đoạn này. Lời Sao đã chép bổ sung nguyên văn.

(Sao) Hoa Nghiêm nhị thập ngũ kinh vân.
(      云。
(Sao: Kinh Hoa Nghiêm, quyển thứ hai mươi lăm nói).
 
Kinh Hoa Nghiêm gồm tám mươi quyển, phần này trích từ quyển thứ hai mươi lăm.

 
(Sao) Nhất thiết chư Phật quốc độ trang nghiêm, Như Lai sở đô, bất khả tư nghị, đồng hạnh túc duyên chư thanh tịnh chúng, ư trung chỉ trụ, vị lai thế trung, đương thành Chánh Giác.

Xem Thêm Nội Dung