Kinh Chú thường tụng (BM, B120)

Nhà xuất bản: Tôn Giáo
Hình thức bìa: bìa mềm
Số trang: 672
Kích thước 16x24
Cân nặng: 1,000 (gram)
Năm xuất bản: 2016
Hết hàng
Giá bìa: 120,000 đ

Kinh chú Phật nói ra là cốt cho chúng sinh ngộ được cái tâm thanh tịnh sáng suốt sẵn có của mình, để rồi cũng được như Phật vậy.

Do đó người học, tụng Kinh cần phải hiểu ỷ nghĩa câu Kinh. Đức Phật đã dạy: “Học không cần nhiều, chủ yếu thực hành những điều đã học. Người học, tụng nhiều mà không hiểu nghĩa thì chỉ uổng công nhọc trí mà thôi”. Thế mà đa phần các Phật tử chúng ta ngày nay đều nói: Tuy nhiên chúng tôi đọc tụng mà không hiểu biết gì ý nghĩa câu Kinh. Bởi lẽ Kinh Tạng Phật giáo xưa nay hầu hết bằng chữ Hán, mà chúng tôi bây giờ thì đâu có học chữ Hán như các cụ ngày xưa.

Để giải quyết vấn đề khó khăn cấp bách này, chúng con xỉn tri ân các cố tôn túc: Hòa thượng Thích Tuệ Nhuận, Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Hòa thượng Tố Liên, Hòa thượng Trí Hải... Cụ Thiều Chửu, cụ Lê Đình Thám... Đã dày công phiên dịch các Kinh, Luận chữ Hán ra chữ nghĩa Việt. Các Ngài đều mong muốn được truyền bá tri kiến Phật bằng chính tiếng của mẹ đẻ mình, nhằm mở mang Đạo Pháp thực hiện lời Đức Thích Ca Giáo Chủ khi còn tại thế thường dạy các độ tử của mình rằng: “Các ngươi phải truyền bá đạo Phật bằng chính thứ ngôn ngữ của địa phương mình, của dân tộc mình”.

Qua ý đó nên khi Đạo Phật hội nhập vào các nước như: Trung Quốc, Nhật Bàn, Triều Tiên, Anh, Pháp, Đức, Lào, Thái Lan họ đều biết dịch Kinh, Luật của Phật từ tiếng Phạn Ấn Độ ra tiếng nước họ, để họ dễ dàng phổ cập hoằng dương Phật Pháp. Vậy việc chuyển dịch Kinh Hán sang nghĩa Việt để học, tụng là hoàn toàn đúng với tinh thần hóa độ của Đạo Pháp thời nay. Như chúng ta đều biết các trường học, các cơ quan thông tin báo chí và các văn kiện quan trọng của Nhà nước ta cũng đều dùng tiếng Việt, chữ Việt. Đó là biểu thị tính tự tôn dân tộc. Cho nên các vị Tăng, Ni, Phật tử cần phải gia tâm thực hiện theo sự hướng Đạo của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam...

Xem Thêm Nội Dung