Một số phong tục nghi lễ dân gian truyền thống Việt Nam

Tác giả:
Nhà xuất bản: Lao Động
Nhà phát hành: Minh Nguyệt
Hình thức bìa: Mềm
Số trang: 263
Kích thước 14.5x20.5 cm
Cân nặng: 300 (gram)
Năm xuất bản: 2015
Hết hàng
Giá bìa: 60,000 đ

Mỗi một dân tộc có một nền văn hoá với bản sắc riêng. Những yếu tố cơ bản cấu thành nên bản sắc của một nền văn hoá riêng đó là phong tục, tập quán và nghi lễ dân gian truyền thống. Sự lưu giữ và trường tồn phong tục tập quán trong một nền văn hoá, nói lên sức sống của dân tộc. Do vậy, nhiều nước trên thế giới, có hẳn đường lối và chính sách tạo điều kiện duy trì những phong tục, tập quán còn tồn tại cho đến hôm nay.
Việt Nam là xứ sở mở, con người nơi đây đôn hậu, sống mềm dẻo, hoà nhập đa chiều. Do vậy, từ xa xưa, trào lưu văn hoá Trung Hoa cổ du nhập vào đây, đã được dung hoà với phong hoá địa phương mà phát triển trong tư thế độc lập, tạo nên một bản sắc riêng thành Nền Văn hiến Việt Nam đầy tính nhân văn.
Nền Nền Văn hiến Việt Nam là một hợp thể dưa trên tinh thần Tam giáo đồng nguyên, mà trọng tâm là Đạo Nho lấy gia đình làm nền tảng xã hội, Đạo Tâm làm nguồn động lực phát triển luân thường đạo lý, Đạo giáo làm phương tiện bình ổn cuộc sống của mỗi người, của mỗi gia đình.
Cuốn sách này có nội dung phản ánh tinh thần của hợp thể nền Văn hiến trong xã hội Việt Nam từ cổ xưa cho đến hôm nay. Những nghi lễ được trình bày trong cuốn sách dưới hình thức làm phát triển đạo Tâm, một yếu tố rất cần cho sự sinh tồn bình ổn của dân tộc.

Xem Thêm Nội Dung