Nữ thiền sư - Phật giáo tại Hoa Kỳ (2006)

Nữ thiền sư - Phật giáo tại Hoa Kỳ (2006)

Tác giả:
Dịch giả: Tỳ Khưu Siêu Minh
Nhà xuất bản: Tôn Giáo
Nhà phát hành: Phật Giáo Nguyên Thủy
Hình thức bìa: mềm
Số trang: 593
Kích thước 14.5x20.5
Cân nặng: 700 (gram)
Hết hàng
Giá bìa: 90,000 đ

LỜI GIỚI THIỆU

Chim ra đồng tìm thức ăn, dù có xa tới đâu, tối cũng quay về tổ; nguời có đi xa tới đâu cũng nhớ về nhà. Tôiđược duyên may đi du học tới nay thời gian cũng khấm khá nên tôi rất muốn về thăm quê hương, thăm nơi mà tôi được gia nhập vào tăng đoàn Chùa Bửu Quang -Tổ Đình Nguyên Thuỷ Phật Giáo Nam Tông Việt Nam.

Lần trở về thăm quê hương, thăm chùa, tôi thật ngạc nhiên vô cùng sau 9 năm ở tại An Độ. Ở Việt Nam ta phát triển nhanh quá, đi tới đâu cũng thấy mới mẽ, nhìn tới đâu cũng thấy đổi thay, ngay cả chùa chúng tôi cũng vậy. Xưa kia không ai biết đến hay đã đi vào lãng quên, và nay đã được sự dìu dắt của Đại Đức Thiện Minh một vị sư trông còn rất trẻ và rất trẻ, nhưng tài đức thật vẹn toàn, hết lòng lo cho đạo pháp, và giờ đây Tổ Đình Nam Tông mỗi ngày thêm sáng lạng. Tổ Đình Hệ Phái có một khung cảnh thật tuyệt vời, rất thích hợp với những ai muốn tu thiền. Phật giáo Nam Tông ở các nơi trên thế giới trong những năm gần đây đã gây một tiếng vang trên thế giới qua phương pháp hành thiền Vipassana. Sự đóng góp này không chỉ ở tu sĩ Phật giáo mà thôi, những vị cư sĩ cũng chiếm một vị trí quan trọng trong công cuộc truyền bá thiền Minh Sát. Ví dụ như ở Thái Lan có Nữ Cư sĩ Thiền sư Achaa Nep, An Độ có N. Goenka, và còn nhiều cư sĩ khác nữa, đặc biệt tại Hoa Kỳ có 13 vị Thiền sư Phật giáo đã gây sự chấn động trong những năm gần đây qua tập sách “Nữ Thiền Sư Phật Giáo" tại Hoa Kỳ. Điều đặc biệt trong quyển sách này là sự hài hoà cả 3 truyền thống Nam Tông, Bắc Tông và Phật giáo Tây Tạng, bằng sự nhuần nhuyễn trong phương pháp giảng dạy. Vipassana đã trở nên một di sản văn hoá Phật giáo trên thế giới.

Do đó, chúng tôi xin đuợc trân trọng giới thiệu đến qúi độc giả gần xa qua tập sách này, để chúng ta có cái nhìn rộng rãi hơn ở các nước phương tây, đặc biệt tại Mỹ nơi ấy vật chất đạt tới đỉnh cao của nó và giờ đây thiền Vipassana cũng chiếm một vị trí quan trọng tại xứ này. Chúng tôi hy vọng rằng một ngày không xa tại Việt Nam chúng ta không chỉ có 13 vị Thiền Sư Nữ Phật Giáo mà thôi, mà còn nhiều hơn thế nữa. Đặc biệt sau khi Mỹ ký kết với Việt Nam gia nhập Thương Mại Quốc Tế (WTO).

Xin trân trọng giới thiệu.

Bửu Quang Tự, ngày 06 tháng 06 năm 2006
Tỳ Khưu TƯỜNG QUANG

-ooOoo-

LỜI MỞ ĐẦU

Biến cố đó xảy ra vào một buổi chiều Chúa Nhật giông bão, trung tuần tháng Hai năm 2000, với một nghi thức cổ trăm năm có tên lễ Mountain Seat. Ni Sư Linda Ruth Cutts đã nhận chức Nữ Thiền Viện Trưởng Trung Tâm Thiền San Francisco. Nghi thức diễn ra tại Phật đường thuộc Trung Tâm Thiền San Francisco, có khoảng hơn trăm người tham dự. Trong khi mọi người thinh lặng hành thiền, nghi thức tấn phong rất tỉ mỉ và mang đậm phong cách nhà Phật được tuần tự diễn ra.

Đối với tôi, sự kiện này vô cùng ấn tượng, vì biết bao đổi thay đã diễn ra trong giới phụ nữ và ngay cả trong thế giới Phật giáo Hoa Kỳ vào những năm sau lần xuất bản đầu tiên cuốn sách này vào năm 1987. Tôi nghĩ chúng ta đang ở trên đỉnh thủy triều. Hiện nay mọi sự đã rõ ràng. Tỷ lệ phụ nữ nắm địa vị lãnh đạo và nữ thiền sư ở mọi cấp và mọi truyền thống đang biến đổi liên tục.

Một tay Ni Sư Linda cầm cây trượng cao bằng gỗ, tay kia mang cây gậy ngắn gắn chùm lông đuôi ngựa ở một đầu. Bằng những cử chỉ lặp đi lặp lại nhiều lần, Ni Sư lắc lư chiếc trượng sang phải, sang trái rồi cúi lạy về phía trước. Từ đầu đến cuối Ni Sư di chuyển rất trịnh trọng, phong thái tự nhiên, đầy nhân cách và thỉnh thoảng lại điểm một nụ cười hóm hỉnh.

Nghi thức đòi hỏi Ni Sư phải hết sức tập trung cả tư tưởng lẫn hành động, đồng thời biểu lộ một ý chí từ bỏ mãnh liệt và trọn vẹn, Có sáu thành viên trong đoàn thể tu trì hiện diện, họ mặc áo cà sa nâu sậm và đưa ra những câu hỏi thẩm định ý chí phấn đấu của đương sự, thuần tính nghi thức Phật giáo. Ni Sư trả lời rất khẳng khái, tự nhiên, nhưng vui vẻ hài hước. Khi đã hoàn tất phần thẩm vấn, Ni Sư ra hiệu cho vị sư chủ trì nghi thức tiến lại gần mình. Bà tiến lên và hai người ôm chầm lấy nhau.

Trước giờ diễn ra nghi thức thụ giới, Ni Sư Linda đã đề cập đến chồng bà, ông Steve, như là một "người bạnđồng thọ giới cửa Phật”, họ tự coi mình như hai con bò cùng kéo cày qua vũng đầm lầy. Hiện giờ Steve và con gái 10 tuổi, Sarah, thường nhắc đến những đặc tính tâm linh mẹ đã đem lại với cương vị Thiền Viện Trưởng, cũng như những ân huệ làm phong phú cuộc sống gia đình đầm ấm của họ. Ông Steve quá xúc động đến rơi lệ, giọng nói ông đứt quãng nhiều lần.

Trong dáng vẻ nghi thức thọ giới bộc trực đó, Ni Sư Linda đã lộ rõ bản chất nữ tính của bà. Giọng nói thỉnh thoảng hơi mềm dẻo, luôn bộc trực, thẳng thắn và với lòng thương không nao núng. Đề cập đến chân lý Phật pháp Ni Sư Linda thốt lên "Con trâu vĩ đại, ta đã uống cạn nguồn sữa Phật pháp của ngươi, hư vô, trống rỗng, không một chút thần thánh." Nói về Đại Thiền Sư Suzuki, “Vị sáng lập những ngôi chùa này," Ni Sư cho biết, "Ngài đã trao cho chúng tôi tất cả. Lời thề nguyền vừa nảy lộc sẽ không để lời Phật dạy phải gián đoạn.” Và sau đó Ni Sư còn nói thêm "Chớ vì chúng ta chăm sóc lẫn nhau với tình nghĩa cha con bao la và hân hoan. Hãy luôn chăm sóc đến cây cối, muông cầm và ngay cả cái thế giới xinh đẹp này".

Ngay những cơ sở Phật giáo khác, từ Bờ Đông sang đến Bờ Tây những giá trị phụ nữ đã thấy xuất hiện như: chấp nhận phụ nữ và gia đình vào tịnh thất. Tôn trọng sự đa dạng, ý thức và hoạt động phục vụ xã hội, kể cả dân chủ hóa cơ cấu tổ chức đang hình thành với một mức độ nào đó. Việc thờ tự hàng ngày cũng được thay đổi cho phù hợp với các vị tiền bối cả nam lẫn nữ.

Ngay tại Trung Tâm Thiền San Francisco hiện nay Tụng kinh ban mai cũng đã tôn vinh "Tất cả những nữ thiền sư hiện diện cũng như vắng mặt." Những nhân vật nữ như Tara và Quan Âm cũng được bày trong phòng thiền bên cạnh các tượng Phật khác. Thay đổi đang từ từ diễn tiến và rất khó nhận ra. Nhưng khám phá những thay đổi cả về chiều rộng lẫn chiều sâu vị thế của phụ nữ trong Phật giáo thực sự đã làm tôi thật cảm kích.

Tôi có cơ hội nối lại quan hệ với những nữ thiền sư nổi tiếng, tôi đã vinh dự phỏng vấn trong lần xuất bảnđầu tiên cuốn sách này, một điều hết sức thú vị. Tuy vậy cũng có nỗi buồn âm ỷ từ ngày cuốn sách được phát hành vào năm 1987 cho đến nay đã có bốn trong số mười bảy vị tôi phỏng vấn đã qua đời. Trong đó có Thượng Tọa Gesshin Probhasa Dharma; Đại sư Jiyu Kennett; Ayya Khema và Maurine Stuart, Đại sư Gesshin qua đời chỉ ít tuần lễ trước khi bản thảo cuốn sách được hoàn tất, thế nên tôi đã có cơ hội tiếp chuyện thân mật với ni sư nhiều lần, kể cả liên lạc bằng thư từ cho đến cận kề ngày ni sư qua đời. Tôi cũng có cơ hội liên hệ với ba nhân vật cung cấp thông tin thân cận – đó là các thiền sinh, các cộng tác viên và cả các vị thừa kế Phật pháp của các Ngài – để biết thêm những chi tiết về cuộc đời, những thành tựu cũng như cả cái chết của thiền sư và bạn bè của họ.

Điểm phong phú nhất trong quyển sách này chính là sự mới mẻ và nhạy bén trong sự đánh giá mới đây của tôi về tính duy nhất và cách truyền tải Phật pháp (hay đơn giản là thể hiện) cá biệt của mỗi phụ nữ, vị đó tôi muốn ám chỉ đến tính tự nhiên của mọi thực tại. Chúng ta luôn phải ghi ơn những điều nhắc nhớ chúng ta thức tỉnh, bớt gắn bó với những tư tưởng phân tán và mang tính cách tình thế. Những điều nhắc nhớ và những đổi thay này chỉ có được nơi cá nhân mỗi Thiền Sư tôi đã có dịp trao đổi (hay đề cập đến trong trường hợp ba nhân vật đã qua đời). Đôi khi những khơi gợi đó không những xuất hiện qua thuyết pháp, mà còn xuất phát từ tinh thần của mỗi cá nhân họ, đã tỏa sáng qua thuyết pháp (như trường hợp thiền sư Joko, Karuna và Ruth Dension). Đôi khi những đề tài phỏng vấn lại xoay quanh những điều đặc biệt thúc bách tôi vào một thời điểm nhất thời (như trong trường hợp Lama Tsering). Có đôi lúc những vấn đề chúng tôi đề cập đến lại rất khó khăn và không thể nào tránh khỏi, như bệnh tật và chết chóc, lại xuất hiện thường xuyên hơn như tôi dự đoán được.

Một số ít đề tài cũng gây ấn tượng mạnh với tôi. Một số người đang phải đối mặt với những tán thành và phản đối về cách phổ biến và điều này biểu hiện rõ ràng trong mỗi bài giảng (Sharon, Pema, Gesshin và Collen) và một số thiền sư đã mở rộng hoạt động của mình nơi những lãnh vực và những điểm gặp gỡ mới để truyền bá tư tưởng. Một số khác lại đặc biệt nhấn mạnh đến ước muốn khẩn trương đưa thiền vào các nhà tù của chúng ta. (Colleen, Karuna và Sharon).

Cho phép tôi cám ơn tất cả các quí vị có mặt đúng lúc, đúng chỗ một cách trọn vẹn. Cuối cùng, cộng với những nhân vật đã được phỏng vấn và nêu danh tánh trong sách này, tôi còn muốn tri ân tất cả những ai đã nhiệt tình quảng đại cống hiến thời gian và quan tâm, trong số đó phải kể đến Jyokuko và Kyogen Carlson, Arida Emrys, Trudy Goodman và Sabine Volchok. Cầu mong chúng ta tất cả sẽ còn được gặp lại nhau.

Tháng 11 năm 2000

Xem Thêm Nội Dung