PHONG THỦY TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI, TUYỆT KỸ THÚC ĐẨY TÀI VẬN - NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ TRONG NHÀ Ở (BÍ QUYẾT TRÁNH DỮ CHỌN LÀNH HIỆU QUẢ)

Tác giả:
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Nhà phát hành: Nhà sách 19
Hình thức bìa: Bìa mềm
Số trang: 230
Kích thước 13x20.5
Cân nặng: 210 (gram)
Hết hàng
Giá bìa: 52,000 đ

 

Lý luận phong thủy truyền thống chú trọng địa hình địa lý của khu vực nền tảng nhà ở, có thể khẳng định là tương đối có tính khoa học. Nó chú trọng đến phương hướng, sự thông gió, nguồn nước, việc thải nước… tất cả đều có ảnh hưởng tương đối lớn đối với việc quy hoạch thành thị, tổ chức nhà ở sân vườn… Phong thủy có những cống hiến nhất định, nếu không muốn nói là to lớn đối với khoa học, như khí tượng học, thủy văn học, kinh tế học, mỹ học…

Cấm kỵ là một kiểu sức mạnh có tính trói buộc do những quy định của phong tục tạo thành. Những điều cấm kỵ chia thành nhiều loại, trong đó những cấm kỵ về nhà ở xét về mặt lý luận, quy mô… là đáng chú ý nhất. Người Trung Quốc rất coi trọng nhà ở, thành gia lập nghiệp là chuyện đại sự hàng đầu trong cuộc sống. Dựng đất cất nhà như việc dưỡng rễ trồng cây, làm tốt được việc này mới tạo nên cành lá sum suê, con cháu hưng thịnh, gia nghiệp hưng vượng. Luận về việc chú trọng chuyện xây cất nhà cửa thì có thể nói người Trung Quốc là nhất thế giới, truyền thống này đã duy trì hơn mấy ngàn năm và để lại rất nhiều học thuyết phong thủy. Phong thủy đề cập đến hình thế địa lý của nền tảng khu vực cất nhà, như hướng địa mạch, sông núi… Phong thủy nghiên cứu sự phối hợp hài hòa giữa địa thế; phong vị, bố cục và thiên đạo tự nhiên, vận mệnh của con người. Phong thủy chứa đựng rất nhiều nội dung về triết học, mỹ học, tâm lý, địa lý, sinh thái, cảnh quan, và tất nhiên cũng bao gồm cả những nhân tố lạc hậu, phi khoa học. Đây chính là định nghĩa của các học giả Trung Quốc về phong thủy, cái nhìn về phong thủy của những học giả nước ngoài có phần khác biệt.

Học giả Nhật Bản Quách Trung Đoan Đẳng đã định nghĩa về phong thủy trong quyển “ Phố phường Trung Quốc” như sau: phong thủy là một môn khoa học tổng hợp tự nhiên đề cập đến địa lý học, khí tượng học, sinh thái học,  quy hoạch học và kiến trúc học. Học giả người Anh Eatle thì đưa ra nhận định như sau trong quyển “Phong thủy là khoa học cảnh quan thần quái của Trung Quốc cổ đại”: Phong thủy là một môn nghệ thuật, thông qua sự sắp xếp sự vật, từ việc đặt nền móng kiến trúc đến trang trí nội thất, với mục đích tăng thêm sự ảnh hưởng đối với khí ở một khu vực nhất định. Nó giúp cho con người sử dụng có hiệu quả sức mạnh tự nhiên và sự cân bằng âm dương nhằm đạt được khí cát tường, từ đó tăng cường sức khỏe và sức sống.

Phong thủy hoàn toàn không phải là một hiện tượng văn hóa lịch sử có thể dễ dàng phủ định, nó có những đóng góp to lớn cho việc quy hoạch thành thị, tổ hợp đình viện… hay việc chọn hướng, thông gió, dùng nước, thải nước…khi chọn địa điểm cất nhà… Cũng không thể phủ nhận những đóng góp của phong thủy đối với khí tượng học, thủy văn học, kinh tế học, mỹ học… Tất nhiên, những thành phần mê tín trong phong thủy cần được phê phán và bài trừ.

Xem Thêm Nội Dung