Tam tạng pháp số (B499)

Tác giả:
Nhà xuất bản: Lao Động
Nhà phát hành: Thái hà
Số trang: 1120
Kích thước 20.5x29.5
Cân nặng: 2,200 (gram)
Năm xuất bản: 2016
Hết hàng
Giá bìa: 499,000 đ

Tam Tạng Pháp Số còn gọi Đại Minh Pháp Số hay Phật Học Từ Điển… là bộ sách giúp người học Phật dễ dàng tra cứu giáo lí Phật đà, phù hợp cho nhiều tầng lớp đối tượng: từ sơ học đến người đã có trình độ cao, do Nhất Như, Đạo Thành…thời nhà Minh cùng một số đại sư khác phụng chiếu nhà vua biên soạn.

Pháp sư Nhất Như là cao tăng đắc đạo, người đứng đầu trong tám vị cao tăng của ban giảo kham Đại tạng kinh nhằm hoàn thành bộ kì thư vĩ đại – Vĩnh Lạc Đại Điển thời Minh. Năm thứ 17 niên hiệu Vĩnh Lạc, Minh Thành Tổ ban chiếu chỉ thỉnh sư cùng một số cao tăng khác biên soạn bộ “pháp số” dựa theo tam tạng kinh điển Phật giáo. Do đây là bộ sách chuyên sưu tập, giải thích các danh từ Phật học khởi đầu từ những con số trong tam tạng kinh điển nên gọi là Tam Tạng Pháp Số.

Nguyên tác Tam Tạng Pháp Số được chia làm 50 quyển, sưu tập 1555 mục từ, khởi đầu từ “Nhất tâm” đến kết thúc là “Tám vạn bốn nghìn pháp môn”. Ở mỗi mục pháp số đều ghi rõ xuất xứ, điều này giúp người đọc dễ dàng kiểm chứng và tra cứu nguyên bản, tránh được cái tệ giấu điển hoặc không ghi xuất xứ của các nhà Phật học thời đó. Trường hợp một mục từ pháp số có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau của mỗi trường phái đều được nêu dẫn chứng rõ ràng, tường tận. Với trường hợp xuất xứ của pháp số khó hiểu, tối nghĩa hoặc trình bày rối, tạp đều được Pháp sư diễn đạt lại bằng những từ ngữ bình dị, thông tục ngắn gọn và dễ hiểu. Việc lấy số thứ tự từ nhỏ đến lớn để sắp xếp trật tự nội dung cho cuốn sách là một sáng kiến mang tính vạch thời đại của các nhà làm từ điển của Trung Quốc nói chung và các nhà nghiên cứu Phật học nói riêng.

Tính đến nay, Tam Tạng Pháp Số đã gần sáu trăm tuổi nhưng nhiều nhà nghiên cứu Phật học cận, hiện đại vẫn xem đây là cách sắp xếp khoa học, dễ dàng tra cứu nhất.

Thông tin tác giả:

Pháp sư Thích Nhất Như, người Cối Kê, trú trì chùa Thiên Trúc Giảng thượng, do ba chùa cùng tên, cùng núi nên đặt chùa Thiên Trúc Giảng thượng, chùa Thiên Trúc Giảng trung và chùa Thiên Trúc Giảng hạ, Hàng Châu nay là phố Hàng Châu, Triết Giang, Trung Quốc. Theo sách Thích Giám Kê Cổ Lược Tục Tập của tỉ khâu Đại Văn Huyễn Luân và sách Hàng Châu Thượng Thiên Trúc Giảng Tự Chí của Thích Quảng Tân ghi thì vào năm 1419 có tám vị pháp sư, trong đó có Nhất Như, Thiện Thế… phụng chiếu vua Vĩnh Lạc giảo khám Đại tạng, đối chiếu bản cũ mới để hoàn thành bộ Vĩnh Lạc Bắc tạng. Thích Giám Kê Cổ Lược Tục Tập, cuốn 2 ghi “ngày mùng 3 tháng 3, ban mệnh cho tám người như Đạo Thành, Nhất Như giảo khám tạng kinh, đối chiếu mới cũ, tụ tăng ghi chép” Tam nguyệt sơ tam, mệnh Đạo Thành, Nhất Như đẳng bát nhân, giảo khám tạng kinh, tân cựu tỉ đối, tụ tăng tả lục. Đoạn nói về sách Pháp Số ghi rằng “cuốn Đại Minh Pháp Số, pháp sư Nhất Như, phụng sắc nghiên cứu kinh điển trong Đại tạng, chọn lựa tập hợp lại để biên soạn các mục từ có cùng chủng loại. Đại Minh Pháp Số, Nhất Như pháp sư, phụng sắc thám thảo Đại tạng quần kinh, thái tập loại biên. Ngoài đoạn ghi tả về soạn giả Nhất Như trong hai sách vừa nêu chỉ nói về sách Pháp Số và soạn giả như vậy, ngoài ra, có đoạn ghi rời về chức năng, nhiệm vụ của pháp sư được nhà vua giao chứ không thấy nói gì thêm về năm sinh, năm mất.

Nhưng theo bài tựa của Đinh Phúc Bảo ghi trong lần ấn hành đầu tiên, ông nói sư Nhất Như “là người có tư chất thông minh bẩm sinh lại tinh cần học hỏi, khả năng ghi nhớ tốt. Kinh điển Đại thừa, Tiểu thừa hễ lướt mắt qua là thuộc nằm lòng dường như đã gieo duyên từ tiền kiếp. Xuất gia tại chùa Thiên Trúc Giảng thượng ở Hàng Châu, là đệ tử của pháp sư Cụ Am, được truyền thừa chân chính từ thầy. Rộng thông giáo nghĩa, giảng thuyết hùng biện, sở trường về kinh Pháp Hoa, có trước tác bộ Pháp Hoa Kinh Khoa Chú. Vào niên hiệu Vĩnh Lạc, sắc mệnh biên tu Đại tạng, trong đó sư giữ chức tổng quản công trình, sau thăng giữ chức quản lí tăng đoàn tăng lục ti của Xiển giáo, thị tịch vào tháng 3 năm thứ nhất niên hiệu Hồng Hy 1425, được vua Nhân Tông ban lễ tế tang”. (Theo Trùng khắc Đại Minh Tam Tạng Pháp Số tự).


 

Xem Thêm Nội Dung