Thiền học Việt Nam

Nhà xuất bản: Nxb Thuận Hóa
Số trang: 400
Kích thước 13x19 cm
Cân nặng: 330 (gram)
Năm xuất bản: 2001
Hết hàng
Giá bìa: 30,000 đ

Văn hóa vốn là sản phẩm tinh thần của nhân loại trong sự điều hòa thích ứng với hoàn cảnh địa lý lịch sử để sinh tồn. Nó là sản phẩm tậpthể loài người, chỉ có thể sống và phát triển trong đoàn thể, trong nhân quần xã hội. Bởi vậy mà đoàn thể người đã có địa bàn sinh hoạt riêng, có một lịch sử đấu tranh lâu dài với ý chí độc lập thì ắt phải có sáng tạo văn hóa với một tinh thần thích hợp cho điều kiện thực tế sinh tồn của nó. Cái tinh thần văn hóa ấy không phải tự trên trời mờ mịt rơi xuống, mà phải tự dưới đất mọc lên, ví như bông hoa hay trái quả chỉ có màu sắc hương vị đặc biệt của khí hậu hay thổ ngơi sản sinh ra nó.

Thiền cũng chính là đặc trưng văn hóa do điều kiện sinh tồn đặc biệt của nhân loại cõi Lĩnh Nam, đất Giao Chỉ chỗ các trào lưu văn hoá ngưng tụ.

Chữ Thiền ở Hán Việt là phiên âm chữ Phạn (Sanscrit), Dhyana nghĩa đen là định niệm, chỉ vào giai đoạn tu luyện thứ 7 trong 8 giai đoạn cơ bản của khoa Yoga (Yoga nghĩa là nối, tức là nối linh hồn người ta với linh hồn tối cao) ở Bà La Môn giáo (giai đoạn thứ 8 là Samadhi – giác ngộ).

Thiền học Việt Nam bắt đầu với cuộc gặp gỡ giữa Tổ đệ nhất Tì Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci, người Ấn Độ) với Pháp Hiền ở chùa Pháp Vân (Bắc Ninh) khoảng thế kỷ thứ VI.

Sau Tì Ni Đa Lưu Chi ấn chứng Thiền học cho Pháp Hiền, Thiền học phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, Pháp Hiền nhập tịch năm 627. Lại đến Thanh Biện (686) kế tiếp dòng Thiền tông Việt Nam, lấy kinh Kim Cương (Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh) làm căn bản.

Sau Tổ Ấn Độ Tì Ni Đa Lưu Chi khoảng 200 năm, lại có đạo sĩ Vô Ngôn Thông đem dòng Thiền học của Tào Khê (Huệ Năng đệ lục Tổ Trung Hoa) truyền sang Việt Nam. Vô Ngôn Thông truyền lại sự học của mình cho Cảm Thành (860) ở chùa Kiến Sơ làm Tổ thứ nhất dòng Thiền Tào Khê Việt Nam, rồi đến Thiện Hội Thiền sư là Tổ thứ hai.

Với hai dòng Phật giáo du nhập vào đất Giao Châu, dòng Ấn Độ với Tì Ni Đa Lưu Chi (580), được nhà sư bản xứ Pháp Hiền (626) và Thanh Biện (686) tiếp thu và phát triển; dòng Trung Hoa và Vô Ngôn Thông (820) được Cảm Thành (860) và Thiện Hội (900) là người bản xứ kế nghiệp.

Tì Ni bắt đầu với Biện chứng phủ định. Pháp Hiền thực hiện cái ý thức biện chứng ấy đến chỗ phối hợp được Tình cảm với Lý trí vào cái Tâm Bi Trí của Bát Nhã (trí tuệ) đến hiệu lực hấp dẫn của “cầm thú trong rừng”. Đến Thanh Biện thì phủ nhận trí thức danh lý, hệ thống suy tưởng, bỏ con đường Tiệm sang con đường Đốn Ngộ.

Vô Ngôn Thông thuộc dòng Đốn, thiên về tĩnh tọa, không còn trung thành với tinh thần “tri hành hợp nhất”. Đến Cảm Thành được cảm hóa vào tinh thần Thiền học Vô Ngôn mà thông cảm ấy mới bỏ phép Đốn Tọa của Thầy để “tùy bệnh cho thuốc”, làm cho đệ tử Định Thiền giác ngộ Đạo bằng sự khéo hiểu, Thiện Hội…

Xem Thêm Nội Dung