Tủ sách Bách khoa Phật Giáo - Toàn tập giải thích hình tượng hoa sen Phật giáo

Nhà xuất bản: Tôn Giáo
Nhà phát hành: Văn Lang
Hình thức bìa: Bìa mềm
Số trang: 200
Kích thước 14.5x20.5 cm
Cân nặng: 249 (gram)
Năm xuất bản: 2014
Hết hàng
Giá bìa: 32,000 đ

Sau khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, về các mặt mỹ thuật hoặc văn học, hình tượng hoa sen thường xuyên xuất hiện nhất với nhiều hình dạng nhiều màu vẻ. Thực ra, không chỉ ở Trung Quốc, từ thời đại cổ xưa, hoa sen vốn đã được các dân tộc Tây phương trân trọng, thậm chí được coi là tượng trưng cho loài “cây của sự sống”.

Ý nghĩa tượng trưng nữa của hoa sen trong Phật giáo rất sâu rộng. Phật Đà vốn vẫn được gọi là “hoa sen trong loài người” (nhân liên hoa), Phật Đà không bị nhiễm bởi phiền não lo buồn thế gian và mềm mại như hoa sen không dính nước như trong quyển 4 kinh “Tạp Đặc Hàm” dùng màu trắng hoa sen để ví dụ với bậc thánh, tuy sống ở thế gian nhưng không dính bụi trần dơ bẩn.

Dáng mạo đẹp đẽ mềm mại của hoa sen cũng được dùng để ví dụ với hình tượng đẹp đẽ viên mãn của đức Phật, như sách “Hoa Nghiêm tùy lưu diễn nghĩa sao” viết “Chân tay Thế Tôn viên mãn như ý, màu sắc sáng của mềm mại như hoa sen”.

Hàm nghĩa của hoa sen phong phú như thế nên trong kinh điển thường dùng hoa sen làm vật phẩm tuyệt vời cung dưỡng dâng lên Phật Bồ Tát, đó là chưa kể hoa sen chính là vật phẩm trang nghiêm thường gặp trong Tịnh thổ Phật giáo. Trong kinh “A Di Đà” chép rằng nhân dân ở thế giới cực lạc đều hóa sinh từ trong hoa sen, do vậy thế giới cực lạc cũng hóa hoa sen” (liên bang) như “Quán Vô Lượng Thọ kinh” chép, Phật A Di Đà và Quan Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí an tọa trên đài sen để tiếp dẫn chúng sinh.

Quan điểm vũ trụ của Phật giáo có quan hệ mật thiết với hoa sen như phẩm “Hoa Tạng thế giới” trong kinh “Hoa Nghiêm” chép biển thế giới Hoa Tạng trang nghiêm của đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai có nhiều tầng lớp thê giới chập chùng vô ận. “Hoa” chính là chỉ hoa sen, “Tạng” chỉ nơi cất chứa hạt hoa sen.

Xin trân trọng giới thiệu

Xem Thêm Nội Dung