Trí tuệ lãnh đạo 2 bộ (6 cuốn)

Trí tuệ lãnh đạo 2 bộ (6 cuốn)

Nhà xuất bản: Hồng Đức
Nhà phát hành: Lịch Văn Lang
Số trang: 2239
Kích thước 16x27
Cân nặng: 2,700 (gram)
Năm xuất bản: 2018
Hết hàng
Giá bìa: 940,000 đ

Trí tuệ lãnh đạo bộ 1 ( 3 cuốn) bao gồm:

1. Trí Tuệ Trường Đoản Kinh:

Sách “Trường đoản kinh” liệt kê học thuyết của bách gia chư tử, trình bày những sự thực lịch sử các thời đại mà cốt yếu là “luận về thuật cơ quyền của vương bá, thuật trường đoản của chính biến”, thu thập các sự kiện lịch sử quan trọng bị che lấp trong suốt các thời đại trước Tùy Đường, nêu bật các mưu lược thần kỳ, tuyệt luân của các bậc quân thần lỗi lạc, luận về các sở trường và sở đoản của họ. Tác giả còn dung hòa tư tưởng Nho, Đạo, binh pháp, tập trung các mưu lược của vương bá để hình thành một bộ toàn thư mưu lược văn võ.

“Trường đoản kinh” là một trước tác có nội dung về Tung hoành học do Triệu Nhuy thời nhà Đường biên soạn, được các bậc quân thần có chính tích, dày công nghiệp các thời đại đánh giá cao và áp dụng vào thực tế, được đề cao là tiểu “Tư trị thông giám” (cuốn biên niên sử nổi tiếng của Tư Mã Quang).

Sách Trí tuệ “Trường đoản kinh” có nội dung phong phú, ý nghĩa sâu sắc, đề cập đến nhiều phương diện như đức hạnh của quân thần, dùng sở trường của con người, quan sát tình thế, quyền biến bá lược …, sử và luận kết hợp; trình bày nhiều tầng thứ, nhiều góc độ, tạo thành một chỉnh thể trước sau chiếu ứng nhau. Tuy là một công trình xuất hiện từ hơn một nghìn năm trước, nhưng ngày nay nó vẫn là một trước tác “Tung hoành học” mang lại nhiều gợi ý sâu sắc và hữu ích dành cho các nhà lãnh đạo có chí lớn.

2.  Trí Tuệ Băng Giám:

 

Tăng Quốc Phiên (1811 - 1872) tên là Tử Thành sinh tại tỉnh Hồ Nam, một đại thần nổi danh triều đại nhà Thanh là một trong “Văn Thanh tứ đại danh thần”. Ông không chỉ giỏi trị quốc, trị quân, trị học, trị gia được đời sau tôn sùng mà còn xem như một nhà nhân tướng học có biệt tài nhìn người và dùng người. Và đó cũng là nhân tố quan trọng hàng đầu dẫn đến sự thành công trong toàn bộ sự nghiệp của Tăng Quốc Phiên.

Vì thế, hậu nhân tập trung các trước tác nói về thuật nhìn người để sử dụng nhân tài của Tăng Quốc Phiên thành một tập lấy tên là “Băng giám”, ngụ ý lấy băng làm gương nhìn thấu tỏ chân tơ kẻ tóc mọi vấn đề. Tưởng Vĩ Quốc, khi làm hiệu trưởng Đại học Tam Quân đã chỉ định “Băng giám” là sách tham khảo quan trọng cho sinh viên.

Cuốn sách Trí tuệ bằng giám này là một sự chỉnh lý gia công đối với “Băng giám” nên lấy tên là “Trí tuệ Băng giám” được chia thành 2 phần: phần một gồm 7 chương , trình bày nguyên văn, dịch nghĩa và bình giải nguyên tác “Băng giám”; phần hai gồm 3 chương là “thuật nhìn người, dùng người của Tăng Quốc Phiên”, trình bày quan điểm về việc vận dụng nhân tướng học trong việc dùng người và bồi dưỡng nhân tài thông qua nội dung các bài văn của tác giả mà mục đích đều hướng đến việc nhìn vấn đề một cách toàn diện, vĩ mô.

3. Trí Tuệ Trong Đức Nhẫn:

“Nhẫn” là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu trong cuộc sống. Trong sách “Thượng thư” thiên “Quân Trần” đã từng nhắc nhở “cần nhẫn nại để thành công, cần bao dung để thêm đức hạnh”. Ngay các bậc hiền nhân, minh triết đều nhấn mạnh sự lợi hại của chữ nhẫn khi vận dụng nó vào đời sống. Vì thế, người đời sau luôn đặt chữ nhẫn lên hàng đầu.

Trí tuệ trong đức nhẫn (Nhẫn kinh trí tuệ) được biên soạn từ cuốn “Khuyến nhẫn bách châm”. Cái tên đã nói rõ nội dung là tập hợp những câu chuyện về đạo “Nhẫn”. Toàn bộ cuốn sách Trí tuệ trong đức nhẫn bao gồm hàng trăm đạo lý của chữ nhẫn trong hầu hết các phương diện và lĩnh vực của cuộc sống. Trong đó vừa có cái nhẫn về sự kiên quyết không dung nạp cái ác như “Nhẫn về khí”, “Nhẫn trước sắc”, “Nhẫn trước sự sủng ái”. Bên cạnh đó, lại có cả cái nhẫn về hiếu thuận, liêm khiết, đức độ như “Nhẫn trong chữ hiếu”, “Nhẫn trong chữ trí”…

Khi đi sâu vào ý nghĩa sẽ thấy muôn màu của bộ mặt nhân sinh bày ra trong sức mạnh tiềm tàng của chữ nhẫn vốn ẩn chứa những phương kế sống của một đời người.

Nhẫn phải có tiền đề, có nguyên tắc. Mỗi người nên dựa theo điều kiện khách quan của mình để áp dụng một cách linh hoạt, như vậy mới đạt tới đỉnh cao của chữ Nhẫn.

Trí tuệ lãnh đạo bộ 2 ( 3 cuốn) bao gồm:

1. Trí tuệ về đạo làm quan:

 

“Quan trường”, “Hoan lộ” vốn từ xưa đã để lại không biết bao câu chuyện, tình huống mà kẻ trong cuộc chỉ còn biết thốt lên nỗi chua xót và sự bất lực của con người khi bước vào con đường công danh, sự nghiệp.

Minh Tư Tông Chu Do Kiếm, vị hoàng đế nhà Minh, vì sao lại hối hận vì được làm đế vương? Chốn quan trường không khác mấy với chốn giang hồ. Không phải chỉ có quyền uy, nhung lụa, vinh hoa phú quý mà còn chứa đựng những dâu bể và biết bao điều bất như ý mà người đứng ngoài không hiểu nổi. Như vậy, có chăng một đạo làm quan trong chốn quan trường hay nói cách khác là nên lập thân xử sự như thế nào khi bước vào hoan lộ?

Học giả Lã Bản Trung thời Nam Tống và Uông Huy Tổ một viên quan có tiếng thời nhà Thanh đã tập hợp những tinh hoa tư tưởng của hai người để trình bày một cách hệ thống triết lý về làm quan và xử sự trong một cuốn sáchđược đặt tên chung là “Trí tuệ về đạo làm quan”.

Nội dung sách Trí tuệ về đạo làm quan nhấn mạnh rằng việc dạy người làm quan xử sự vuông tròn không có nghĩa là xu nịnh, bị động, mà là biết lợi hại, biết tiến thoái, linh động và uyển chuyển để khi cần cương nhu đúng lúc nhằm đạt mục đích cuối cùng là giải quyết công việc tốt đẹp, mang lại lợi ích cho dân chúng.

2. Trí tuệ quỷ cốc tử:

 

Quỷ Cốc Tử là nhận vật mang đậm sắc thái truyền kỳ nhất trong lịch sử Trung Hoa. Tung hoành gia, Đạo gia, Binh gia và Mệnh tướng gia trong chư tử bách gia đều coi ông là bậc tổ sư, mấy đệ tử của ông đều là những danh tướng có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử như Trương Nghi, Tô Tần, Bàng Quyên, Tôn Tẫn và cả Trương Lương dưới trướng Lưu Bang.

Trí tuệ Quỷ Cốc Tử lâu nay luôn được coi là “vô tự thiên thư” (sách trời không chữ). Trong “Văn tâm điêu long”, Lưu Hiệp bình: “Quỷ Cốc diếu diếu, mỗi hoàn áo nghĩa” (Qủy Cốc Tử thuyết lý huyền bí sâu xa, thường trình bày những điều ảo diệu). Người đời sau đánh giá có cả khen chê, người khen thì xưng tụng là “sách lược hùng tài”, kẻ chê lại gọi là “thuật của kẻ gian manh”, nhưng đáng kể là những người tìm hiểu, học theo toàn là những quyền thần mưu sĩ tung hoành thiên hạ như Tào Tháo, Gia Cát Lượng và cả Lưu Bá Ôn.

Sách Trí tuệ quỷ cóc tử chia thành ba thiên thượng, trung, hạ tổng cộng 21 quyển vừa luận về việc tu thân dưỡng tính, vừa bàn về việc nhập thế thành sự, phân tích chi tiết về mưu lược và các kỹ năng kiểm soát người khác, giành chiến thắng trong rối ren. Tóm lại, đây là một kim chỉ nam luận về việc khôn khéo giữ mình, là bí quyết mưu cầu phú quý của người thành công.

3. Trí tuệ nhân vật chí:

 

Nhận biết và phát hiện nhân tài để giao trọng trách cho họ không chỉ là việc thuộc trách nhiệm của người lãnh đạo mà còn là một yếu tố then chốt quyết định người lãnh đạo có thành công hay không. Nhưng trên đời, thiên lý mã thì nhiều mà Bá Nhạc thì hiếm, phát hiện nhân tài không phải là chuyện dễ dàng, cần phải có kỹ năng và phương pháp nhất định.

Con người tập trung tinh hoa của vạn vật trời đất, chứa đựng tinh, khí, thần, huyết trong cơ thể, các cảm xúc mừng giận buồn vui ẩn sâu trong lòng, tuy tướng mạo bên ngoài có những biểu hiện khác nhau, nhưng hoạt động nội tâm thì người khác không thấy được. Như vậy, dựa vào đâu để nói có thể thấu tỏ tâm tính, phẩm chất và năng lực bên trong của con người?

Sách Trí tuệ “Nhân vật chí” là một trước tác của Lưu Thiền, nhà nghiên cứu tư tưởng học thuật thời Ngụy Tấn, trình bày một cách có hệ thống về cách nhận biết nhân tài. Sách gồm 15 chương, giới thiệu hai phương diện chính, phản: trình bày kỹ năng và phương pháp nhận biết con người từ chính diện (chương 1-12); tiếp đó nêu rõ những sai lầm thường mắc phải khi quan sát con người trong đời sống thường ngày (chương 13-14).

Ngoài các phần nguyên văn, nội dung sách còn thêm một ít lời bàn sâu sắc và một số thí dụ minh họa cụ thể, giúp độc giả dễ dàng lĩnh hội, vận dụng linh hoạt trong thực tế.

Xem Thêm Nội Dung