Tứ bộ y điển (Y lý và Dưỡng sinh), Tập 2 - Bách khoa toàn thư về lâm sàng y học

Tứ bộ y điển (Y lý và Dưỡng sinh), Tập 2 - Trước tác kinh điển của Tây Tạng (140, 2012)

Dịch giả: Chu Tước Nhi
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Nhà phát hành: Minh Lâm
Hình thức bìa: Bìa cứng
Số trang: 252
Kích thước 19x27
Cân nặng: 800 (gram)
Hết hàng
Giá bìa: 140,000 đ

Trước tác kinh điển của Tây Tang - Tứ bộ y điển (Y lý và Dưỡng sinh). Cuốn sách tổng quan những vấn đề chính sau:

- Quá trình mang thai và dưỡng dục của con người

- Nắm vững những loại hình thể chất để có phương pháp điều trị hiệu quả

- Hoa hồng Tây Tạng là bảo dược trị bách bệnh

- Lưu truyền 2400 năm, tiếp xúc với nền y học Hán, Ấn, tạo ra một nền y học Tây Tạng thù thắng

- Vén bức màn bí mật Y dược Tây Tạng nơi xứ tuyết, phát huy mặt giá trị trong việc cứu độ nhân sinh

- Được coi là "hoàng đế nội kinh" của dân tộc Tạng, là cuốn sách bách khoa lâm sàng

- 80 bức thang ka chân quý trong "Tứ bộ y điển", là những tác phẩm độc nhất vô nhị kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật và y lý.

Tạng y là một phần quan trọng trong y dược truyền thống của Trung Quốc, là kiến thức y học được phát triển và sáng tạo của các dân tộc Tạng, chủ yếu lưu hành tại những khu vực đồng bào Tạng tập trung cư trú như: Tây Tạng, Thanh Hải, Tứ Xuyên, Cam Túc...; ngoài ra Tạng y cũng khá thịnh hành tại các nước Nam Á, như: Ấn Độ, Nê-pan...
 
Tạng y bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng, có đặc sắc môi trường và thiên nhiên hết sức nổi bật. Cao nguyên Thanh Tạng là xứ lạnh, giao thông bất tiện, cho nên lâu nay Tạng y vẫn giữ được nét vốn có. Thí dụ các loại thực vật trên cao nguyên Thanh Tạng tương đối hiếm, cho nên đa số Tạng dược được chế biến từ động thực vật chống rét sinh sống trong môi trường thiếu oxy trên núi cao.
 
Tại Tây Tạng, do tư tưởng Phật giáo đã thâm nhập vào các mặt của xã hội, trở thành sức mạnh tinh thần to lớn có vị thế chi phối, chính vì thế Tạng y đã mang trong mình màu sắc Phật giáo ngày từ thời kỳ đầu...

Sách này tổng hợp tinh hoa của bộ thứ 3 và thứ 4 của Tứ bộ y điển, phong phú và thực dụng. Nó có thể đọc riêng, có thể kết hợp đọc cùng Đồ giải tứ bộ y điển – phần y lý và dưỡng sinh…

***

 

 

Xem Thêm Nội Dung