Tự do và không tự do

Nhà xuất bản: Thanh Niên
Nhà phát hành: Gia Định
Hình thức bìa: Bìa mềm
Số trang: 52
Kích thước 13x19
Cân nặng: 150 (gram)
Năm xuất bản: 2014
Hết hàng
Giá bìa: 29,000 đ

Chào các độc giả thân mếm!

Tại sao, tựa sách lại được chọn là "nhâm nhi triết"?

Tựa đề gốc: " Les Gouters Philo" - Tạm dịch:  Những thưởng thức Triết học.

Sau nhiều trăn trở và tìm kiếm từ và ngữ vừa mềm, phù hợp với đối tượng đọc - Đặc biệt là trẻ em Việt Nam có độ tuổi 8+. Mà vẫn giữ được Hồn và  Tinh thần tủ sách mong muốn truyền đạt tới độc giả, nhất là độc giả nhỏ tuổi khi tiếp cận một khái niệm khá còn mới và khó đối với các em đó là "Triết học": Khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của thế giới và sự nhận thức thế giới (Theo Định nghĩa Từ điển Tiếng Việt). Nhằm thông qua đó để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong từng chủ đề mà cuốn sách đề cập.

Do vậy, dưới sự thống nhất cao độ và thảo luận nghiêm túc giữa Dịch giả - Biên Tập Viên giadinhbook: Tựa đề chính thức được đặt tên cho seri sách NHÂM NHI TRIẾT - Với ý nghĩa nó giống như những bữa ăn nhỏ, giúp độc giả thưởng thức nhẹ nhàng mà không mang tính nặng nề của "Triết học" - Vẫn luôn là một chủ đề quá khó về nhận thức đối với trẻ em Việt Nam, cũng như việc quá mới mẻ tại Việt Nam.

Seri sách NHÂM NHI TRIẾT - Chính là một seri hoạt động RÈN KĨ NĂNG cho trẻ nhằm THẢO LUẬN, TRANH LUẬN, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  mỗi nhân vật, mỗi nhóm nhân vật về những hành động diễn ra xung quanh đời sống mỗi chúng ta. Tất cả đề được giải quyết trên quan điểm TRIẾT HỌC - KHOA HỌC - NHẬN THỨC. Từ đó mỗi cá nhân thông qua thảo luận đúc rút cho bản thân những bài học thực tế, hoàn thiện bản thân, nâng cao các hành vi ứng xử đúng mực trong cuộc sống.

Seri sách NHÂM NHI TRIẾT, không chỉ dành riêng cho các bạn nhỏ 8+ mà rộng hơn mọi lứa tuổi từ trẻ đến già đều đọc và thảo luận. Bởi seri sách đưa đến với mỗi độc giả rất nhiều tình huống trong truyện: Người lớn có, trẻ em có, thanh thiếu niên có, bản thân cá nhân có...tất cả đều để ngỏ tình huống mở để thảo luận nhóm.

Nhâm nhi Triết - Seri giáo dục KĨ NĂNG SỐNG - Hiệu quả và ưu việt đối với Trẻ em Việt Nam, đặc biệt là các em nhỏ thông qua từng chủ đề mà mỗi cuốn sách đề cập.

KHÁM PHÁ " SERI SÁCH - NHÂM NHI TRIẾT " để mỗi chúng ta hoàn thiện bản thân, cũng như giúp nhiều bạn nhỏ khác tiến bộ thông qua thảo luận và yêu Triết học - rất đời thường, thực tế và khoa học

BTV.GIADINHBOOK

GIỚI THIỆU VỀ " NHÂM NHI TRIẾT" - Cuốn sách dành cho độc giả từ Nhỏ tuổi 8+ đến những độc giả lớn tuổi 88 vẫn có thể đọc và thảo luận....và trải nghiệm

"Nhâm nhi triết" - Seri sách Triết đã đến với trẻ em Việt Nam

Khi ta nghèo ý tưởng
Cuốn “Nhâm nhi Triết” giúp bạn tư duy về những câu hỏi tự đặt ra. Trọn bộ bộ sách được trình bày rõ ràng, thực tế và hài hước nhằm đánh thức những ý tưởng.
 
TỰ DO VÀ KHÔNG TỰ DO
Ta có thể từ chối sự bắt buộc, cưỡng ép, ta có thể bị ám ảnh bởi sự tự do và chỉ nghĩ tới việc làm sao có tự do nhiều nhất. Nhưng ta cũng có thể dùng thứ tự do ấy để chọn lựa những thứ giúp ta khám phá những niềm vui, hứng khởi và mọi người... Vậy là, tự do trở thành một phương tiện, một công cụ dựng xây cho ta niềm hạnh phúc, một thứ hạnh phúc mà ta phải chịu trách nhiệm. 
 

Nhâm Nhi Triết - Tự Do Và Không Tự Do

Một ngày con bạn bỗng cắc cớ thắc mắc: "Mẹ ơi, vì sao bà ngoại hay quên?". Bạn sẽ trả lời làm sao, chắc là: "Vì bà đã già, ai mà già cũng sẽ hay quên". Con bạn lại nói tiếp: "Thế có cách nào để không già để khỏi quên không mẹ?"...

Câu nọ nối tiếp câu kia, và trẻ con mà, thường hay hỏi, và đã hỏi thì sẽ hỏi tới cùng, tới mức mà người lớn chỉ còn cách trả lời là: "Lớn lên và chăm học thì con sẽ biết".

Những câu trả lời như thế chắc chắn không làm bọn trẻ hài lòng... và vì thế rất nên tìm cách trả lời thấu đáo, hơn thế nữa là gợi ý cho trẻ tự tìm ra những câu trả lời!

Với mục tiêu đó, các nhà Triết học Myriam Revault d'Allonnes, Brigitte Labbé - Nhà văn và đội ngũ nhiều nhà tư tưởng, triết học, nhà văn, họa sĩ cùng góp tay thực hiện những cuốn sách về triết học dành cho trẻ em... Tin vui cho các ông bố bà mẹ Việt Nam là mới đây, những cuốn sách này đã xuất hiện ở Việt Nam với tên gọi Nhâm nhi triết.

Bộ sách Nhâm Nhi Triết đem lại một cái nhìn mới mẻ về những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống của chúng ta. Những vấn đề từ thực tiễn cuộc sống được thông qua những câu chuyện nhỏ, như một lời nhắn gửi đến các bạn đọc nhỏ tuổi: một triết lý sống, một kỹ năng sống, một phương pháp giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các mối quan hệ xã hội phức tạp, v.v... Tất cả đều được giải quyết và lý giải trên quan điểm "Triết". Một bộ sách khai mở và làm bừng sáng nhận thức của mỗi chúng ta. Và đặc biệt bạn sẽ cảm nhận đâu đó trong những câu chuyện rất gần gũi, chân thực như chính cuộc sống của bạn đang và đã trải qua.

Tập sách "Tự Do Và Không Tự Do":

Ta có thể từ chối sự bắt buộc, cưỡng ép, ta có thể bị ám ảnh bởi sự tự do và chỉ nghĩ tới việc làm sao có tự do nhiều nhất. Nhưng ta cũng có thể dùng thứ tự do ấy để chọn lựa những thứ giúp ta khám phá những niềm vui, hứng khởi và mọi người... Vậy là, tự do trở thành một phương tiện, một công cụ dựng xây cho ta niềm hạnh phúc, một thứ hạnh phúc mà ta phải chịu trách nhiệm.

Sách in bốn màu với nhiều hình ảnh minh họa đẹp cho chính những câu chuyện. Và để kết thúc cuốn "NHÂM NHI TRIẾT " của tôi là phần thảo luận, tranh luận sau mỗi câu chuyện. Đặc biệt cuốn sách còn dành ra những trang trắng để các bạn có thể viết lên đó những câu chuyện của chính các bạn, những ý tưởng trong cuộc sống của các bạn...mà chính mỗi chúng ta đang tìm hiểu và gải đáp nó.

 
***
Trích đoạn sách hay:

“Quyết định không đến trường” - Trích " Tự do và Không Tự do"

Carole, 6 tuổi, đang học lớp 3 vừa đưa ra một quyết định lớn : em sẽ không đến trường, sẽ không đi học nữa, trường lớp chẳng làm em thích thú gì cả. Tóm lại, em chỉ thích mỗi một thứ: vẽ. Vì thế, em không biết vì sao em cảm thấy bực mình mỗi khi học đọc, học viết, học đếm; những việc này không giúp gì cho việc vẽ tranh cả. Nhưng em đang gặp hai vấn đề:

Một là, em sẽ không được gặp các cô bạn học cùng lớp; vừa nghĩ cô và tự nhủ, có thể đợi các bạn ấy vào giờ tan học và cũng có thể mời các bạn đến nhà chơi vào kỳ nghỉ cuối tuần.
Hai là, đó là căng tin nhà trường, nơi em thường vui đùa và với vấn đề này, em không có giải pháp nào cả. Nếu em không đến trường, em sẽ không thể đến căng tin, không một lần nào nữa.

Mặc kệ, mọi thứ sẽ làm mình nhớ lắm đây, nhưng mình sẽ vượt qua thôi. Đã quyết định rồi. mình sẽ không đỉ học nữa.”

Carole tự do quyết định. Đây không phải là việc làm không suy nghĩ. em đã nghĩ kỹ đến những hậu quả trong lựa chọn của mình: không gặp các cô bạn nữa, không tới căng tin, không học đọc, viết, đếm.

Nhưng vào lứa tuổi em, em sẽ không thấy hết những hậu quả khác nữa: một khi không biết đọc, viết, tính toán… em sẽ phải đi rong bán những bức tranh của mình; khi đã trở thành họa sỹ, em cũng sẽ gặp khó khăn trong việc tổ chức các cuộc triển lãm tranh, em sẽ phải phụ thuộc vào những người khác; và nếu một ngày nào đó, việc vẽ tranh không còn làm em hứng thú nữa, thì em sẽ khó tìm được một việc làm khác, cũng như khám phá những niềm vui thích khác. Sự lựa chọn của Carole có vẻ như tự do. Nhưng không phải thế. Để ra những quyết định một cách tự do, để ta dùng quyền tự do của mình một cách thực sự, ta cần hiểu hết những hậu quả trong lựa chọn của ta.

 

clbnhamnhitriet

- Nào các Ba mẹ và con cái hãi cùng trẻ thảo luận về sự tự do " QUYẾT ĐỊNH KHÔNG ĐẾN TRƯỜNG" - của cậu bé Carole 6 tuổi nhé!

- Nào các bạn nhỏ hãy tổ chức một cuộc thảo luận theo hướng dẫn trong sách để giải quyết vấn đề của Carole 6 tuổi nào?

- Các Cô, các HLV kĩ năng sống hãy tổ chức nhóm thảo luận về vấn đề này! Hãy thảo luận và cùng nhau đưa ra hướng giải quyết...

Kết quả thế nào hãy ghi chép thành một biên bản...mỗi chúng ta sẽ tìm thấy một bài học vô cùng quý giá thông qua hoạt động kĩ năng thảo luận và làm việc nhóm này. Chúc các bạn thành công.

***

TỰ DO VÀ KHÔNG TỰ DO (Những câu chuyện kế tiếp...)

1. Đôi khi tự to bóp nghẹt tự do

Ngay cổng trường học, có ba gã bán thuốc gây nghiện. Paola biết rõ những nguy hiểm của thứ thuốc này, người ta đã nói với cô về điều đó, nhưng cô vẫn cứ muốn thử. Ở tuổi cô, cô có thể ra những quyết định đúng đắn cho mình một cách tự do. Nhưng cô vẫn muốn thử. Một lần, rồi hai lần, sau đó 3 lần mỗi tuần, rồi ngày nào cô cũng dùng và hiện nay nhiều lần mỗi ngày. Bây giờ Paola vẫn đi làm việc.

Tất cả tiền lương của mình cô dùng cho việc mua thuốc nghiện của cô; hầu như chẳng còn gì để ăn, cô rất gầy còm, lúc nào cũng ốm đau và vì không có tiền trả tiền thuê nhà, cô chẳng biết đến đâu để ở và cô sẽ mất việc.

Lần đầu tiên, Paola dùng thuốc gây nghiện một cách tự do. Đó là một lựa chọn thực sự, vì cô cũng có thể quyết định không dùng thuốc và cô hiểu mọi nguy hiểm của nó. Cô đã tự do lựa chọn. Nhưng chỉ lựa chọn tự do thực sự một lần duy nhất thôi, vì thuốc gây nghiện tác động lên cơ thể, não bộ và tinh thần, Paola càng hút thì khả năng dừng thuốc của cô càng ít. Thuốc gây nghiện gậm dần sự tự do của cô. Sự tự do lần đầu tiên cô có, ở ngay cổng trường, giảm đi không ngừng. Khi những vấn đề

tiền bạc và sức khỏe xuất hiện thì tự do đã trở nên quá eo hẹp để cô có thể tự phục vụ và tự do quyết định dừng lại.
Paola không thể nói là cô nghiện một cách tự do. Cô không thể nói rằng cô có tự do một khi cô không tự mình dừng lại.
Một số quyết định có thể giảm bớt tự do tương lai của ta, đôi khi lại bóp nghẹt tự do đó.

(Trích: TỰ DO VÀ KHÔNG TỰ DO)

2. Tự do dùng để làm gì?

Olivier thích nuôi một con chó. Ba mẹ em đồng ý cho em nuôi, nhưng ba mẹ nói với em trước rằng nếu ba mẹ mua cho em một con chó, thì chính em sẽ là người phải chăm sóc nó. Em sẽ phải dậy sớm hơn thường lệ 10 phút mỗi sáng để dẫn nó chạy trước khi đi đến trường, vào giờ tan học, lúc 17 giờ, khi về nhà và cũng như buổi chiều trước lúc đi ngủ. Phải tự tắm cho nó, cho nó ăn và uống. Ba mẹ để em tự chọn.

Olivier rất muốn có chó, nhưng mỗi sáng em thích dậy càng muộn càng tốt; sau khi tan học, đúng là bực mình thật, khi phải về qua nhà, nếu như em định đi đá bóng cùng các bạn, và buổi chiều, lúc nào cũng có những chương trình ưa thích trên truyền hình. Olivier do dự.

Cuối cùng, Olivier chọn nuôi chó. Quyết định quan trọng, vì một khi chó đã mua về, thì Olivier không thể về muộn được.

Khi em từ trường về, thật điên đầu lên được! Ngay khi tra chìa khóa vào ổ, em đã nghe tiếng chân cào vào cánh cửa. Đúng vào giây phút đẩy cánh cửa vào, thì chú chỏ nhẩy bổ lên người em, Olivier cùng với chú chó lăn lông lốc trên sàn nhà. Em bực mình vì đi đá bóng muộn. Nhưng không có sự lựa chọn nào khác. Đúng là chú chó đã ỉa vung vãi ra nhà. Buổi sáng, có ít vấn đề hơn, vì chú chó chạy đến liếm vào hai má đánh thức em dậy và cả hai cùng nhau ra ngoài làm vài vòng quanh khu nhà. Nếu trời đổ mưa thì thực sự mệt mỏi. Nhưng vì buộc phải ra ngoài, nên mỗi sáng, em có thể mua được bánh nóng ròn. Những hôm buồn bã, em nói tất cả với chú chó của mình, nhưng còn điều thú vị hơn nữa, đó là vào sáng chủ nhật, khi em dắt chó tới trường tham gia lớp huấn luyện động vật, Olivier đã gặp được một cô bé cực kỳ xinh tên là Aurore. Em hy vọng chó của em và của Aurore sẽ phải mất hàng thế kỷ mới được huấn luyện thành thục…

Olivier hiểu là có những việc chán ngắt, có những việc bắt buộc và không thoải mái phải làm. Nhưng, chỉ nghĩ tới những điều đó, nếu em quyết định giành lấy toàn bộ để giữ lại sự tự do của mình thì em sẽ bỏ lỡ nhiều thứ; niềm vui thích được chơi với chú chó của mình, được chăm bẵm nó, có được một người bạn đường, được mua bánh mỳ vừa ra lò… và được gặp gỡ Aurore.

Ta có thể chối bỏ những điều bắt buộc, gò bó, ta có thể bị ám ảnh bởi tự do, chỉ nghĩ đến việc giữ lấy tự do, thứ có thể nhất của mình. Nhưng chúng ta cũng có thể sử dụng sự tự do này như một cơ hội để khám phá những niềm vui, hứng khởi và mọi người…
Vậy là, tự do trở thành một phương tiện, một công cụ dựng xây cho ta niềm hạnh phúc, một thứ hạnh phúc mà ta phải chịu trách nhiệm.
(Trích: TỰ DO VÀ KHÔNG TỰ DO)

3. Chịu trách nhiệm

Bác Mangour, mỗi ngày, ăn 30 chiếc bánh kem tráng sô-cô-la. Bác biết sẽ trở nên béo phì và đặc biệt có nguy cơ mắc những bệnh rất nguy hiểm. Bác sỹ đã cảnh báo và giải thích tất cả những điều đó cho bác ấy.

Bác Mangour đã tự lựa chọn, có thể nói thế, vì bác ấy đã được thông báo đầy đủ, và biết rất rõ những hậu quả của sự lựa chọn của mình. Và khi bác ấy bị béo phì và ốm đau thì bác ấy không thể nói không chịu trách nhiệm. Bởi một lẽ, với tất cả những gì đã biết, bác ấy có thể tự do đưa ra một lựa chọn khác.

(Trích: TỰ DO VÀ KHÔNG TỰ DO)

4. Chiếu sáng hơn nữa đi !

Nếu ta đi trong đêm tối, khi chỉ chiếu sáng ngay trước mũi chân, bằng chiếc đèn pin nhỏ xíu, ta sẽ va vấp vào mọi thứ. Nếu dùng đèn pin to, đưa vùng sáng ra phía trước, ta sẽ va đụng ít hơn. Nếu ta dùng đèn chiếu, ta sẽ thấy tất cả, thấy mọi thứ ở xa và ta có thể bước đi mà không sợ nguy cơ nào cả.

Carole chỉ mới 6 tuổi, ở tuổi đó, thật khó mà thấy hết mọi hậu quả trong sự lựa chọn không đến trường của mình. Điều đó giống như em chỉ có chiếc đèn pin nhỏ trong tay để soi sáng sự lựa chọn của mình. Khi lớn lên, em sẽ dần dần nhận thấy.

Ta có thể hiểu tại sao người ta lại để cho trẻ em có ít quyền tự do hơn những người thành niên:

Tối nào tôi cũng thích đi ngủ lúc đúng nửa đêm; tôi chỉ muốn ăn thức có đường; tôi muốn xem truyền hình suốt ngày; tôi không muốn đội mũ bảo hiểm khi chơi xe trượt; tôi muốn ngồi ghế trước trong ôtô và không thắt dây an toàn...

Khi còn bé, ta luôn muốn được tự do và làm tất cả mọi thứ. Và còn biết bao thứ khác nữa! Nhưng ta lại không cố gắng hiểu rằng khi lớn lên, cơ thể cần ngủ nhiều hơn, rằng chỉ ăn đường thôi thì sức khỏe ta sẽ bị đe dọa; rằng khi ôtô phanh gấp, ta có thể bị vỡ đầu, nếu ta không chịu thắt dây an toàn...

Để ra quyết định một cách tự do, ta cần thực sự hiểu rõ mọi hậu quả trong những lựa chọn của mình.

( Trích: TỰ DO VÀ KHÔNG TỰ DO)

5. Tớ đi thăm bà

Đã 17 giờ, Julien tan học, trời đẹp, cậu sẽ đi chơi đá bóng với các bạn. Ở phía cuối con phố, cậu nghe tiếng một người bán hoa thủy tiên rao : “Hai ơ-rô một bó hoa thủy tiên đây!” Julien mua ngay một bó và quyết định đi đến nhà bà cách trường cậu học 5 phút đi bộ.

“Chà, chẳng hề đắt, – Julien nghĩ. – Và hơn nữa, bó hoa sẽ làm bà vui. Bà sẽ cực kỳ bất ngờ. Phải làm thế nào để bà không lên cơn đau tim !”

Cuối cùng, cậu ở lại ăn bữa tối với bà. Hai bà cháu có một buổi tối tuyệt vời khi cùng chơi bài và Julien chỉ về tới nhà vào lúc 22 giờ.

“Bà đã có một buổi tối tuyệt vời quá mất thôi. – Bà cậu vừa nghĩ vừa lên giường đi ngủ.

Trong bữa trưa tuần trước, chẳng có gì để xem cả. Tuy nhiên, như tối nay, thật là tuyệt. À mà chủ nhật tuần trước, bà lại đã cảm thấy thằng bé như bị bó buộc phải đến đây cùng bố mẹ.

Lần thăm bà hôm có bó hoa thủy tiên đã làm bà vui thích hơn lần đi thăm hôm chủ nhật trước.

Sự khác biệt giữa hai lần đến thăm không phải vì bó hoa thủy tiên! Sự khác biệt ở đây chính là hôm có bó hoa thủy tiên, bà thấy Julien đã tự mình đến với bà.

Tự do mà ta sử dụng đã tạo nên điều quan trọng, giá trị cho hành vi của ta. Với bản thân ta và với tất cả những người khác, hành vi khi được tự do bao giờ cũng có giá trị hơn là một hành vi bị ép buộc.

Điều đó không có nghĩa là không bao giờ cần bắt buộc : nếu ba mẹ Julien không bắt buộc em thỉnh thoảng đi thăm bà, thì Julien không bao giờ hiểu rõ điều đó, em sẽ không bao giờ có niềm vui đôi lúc được sống bên bà một cách tự do.

( Trích: TỰ DO VÀ KHÔNG TỰ DO)

6. Quyết định giúp con với !

Hè này, Sabrina đồng ý đi trại hè một tuần. Em đã tới đó vào năm trước, bố mẹ em đã chọn một địa điểm thật tuyệt vời. Tối nay ba đi làm về, mang theo những tờ quảng cáo về tất cả các nơi có trại hè và nói với em : lần này, chính em sẽ là người quyết định.

“Ba đã tìm hiểu rồi, vẫn còn nhiều nơi. Con có thể chọn đi biển để tập lái thuyền buồm hoặc là lên núi, ở đó có tổ chức đi dã ngoại hoặc về nông thôn, với những lớp dạy cưỡi ngựa và xe đạp leo núi. Con đọc số quảng cáo này đi, có giải thích cả rồi đấy!”

Sabrina lật từng tờ. “Trong đó, tờ nào cũng cho ý tưởng, – Sabrina nói. – đâu đâu cũng cùng một giá, mình có thể chọn nơi nào mình thích.

- Thế còn ba, ở vào địa vị con, ba sẽ đi đâu?

- Ba thấy tất cả mọi nơi đều có vẻ tổ chức rất tốt. Còn con, con thích điều gì nhất?

- Con chẳng biết nữa, khó thật đấy : con ưa biển, con thích những chú ngựa, con chưa bao giờ lên vùng cao. Ba muốn con quyết định thế nào? Ba không muốn chọn giúp con ư ?

- Không đâu, ba đâu có phải là con. Nhưng con còn từ nay tới thứ ba tuần tới mới phải đăng ký cơ mà. Và nếu con thích, con luôn có thể quyết định đến nhà dì con để chơi với các người anh em họ ở đấy.

- À mà được đấy, các anh em họ đều ở đây cả à? Mà không đâu! Đầu con vỡ tung ra mất thôi !”

Tự do, ôi mới khó nhọc làm sao! Cuối cùng thì Sabrina nghĩ, đơn giản hơn cả là ba quyết định giúp mình! Khi để cho em quyết định, ba em đã để em được tự do và yêu cầu em phải chịu trách nhiệm về quyết định đó và tự quyết định những việc em sẽ làm. Đây là việc khó khi được tự do.

(Trích: TỰ DO VÀ KHÔNG TỰ DO)

MỤC LỤC SÁCH:

Mục lục cuốn Nhâm nhi Triết của Bạn

Chẳng có gì là chắc chắn cả      7

Mặt trời ơi, đừng lặn nhé!         9

Tính nhẩm hay xem băng hình?            10

Mugus khó nghĩ                                    12

Ta không phải là người máy     15

Kẹo đỏ hay kẹo màu đỏ                        16

Tóm lại là gì?                             18

Quả dừa tai hại                                     19

Chịu trách nhiệm                                   22

“Quyết định không đến trường”           23

Chiếu sáng hơn nữa                  25

Tự nguyện vâng lời                   27

Tôi đi thăm bà                           29

Quyết định vì tôi                                   31

Rắc rối quá!                                           33

...Trừ phi...                                            34

Élise, sa mạc và cây kèn trôm-pét 36

Đôi khi tự to bóp nghẹt tự do   38

Tư do dùng để làm gì?                          40

Và để kết thúc (Cuốn Nhâm nhi Triết của tôi) - 43


CÁC CUỐN TRONG CÙNG SERI
1. Sử dụng thời gian và để mất thời gian
2. Lãnh đạo và những người khác
3. Tự do và không tự do
4. Tự hào và Xấu hổ

5. Đẹp và Xấu

6. Thành công và thất bại

Nguồn tin: giadinhbook

 

****

(Các bạn thảo luận tại diễn đàn, hoặc nhóm 5-6 bạn)
 
CÁCH THỨC THẢO LUẬN - TỰ DO VÀ KHÔNG TỰ DO (BẢN HƯỚNG DẪN)

CUỐN NHÂM NHI TRIẾT CỦA TÔI

Chẳng cần mô tê gì hết, ta cứ lao vào cuộc tranh luận về các bậc phụ huynh, các thầy giáo, bạn bè, về tình yêu, chiến tranh, sự xấu hổ, bất công... Ta đang làm lại thế giới đấy.

Và buổi chiều, khi chỉ còn lại một mình, ta lại nghĩ tới điều đó.

***

Ta có thể nói về mọi thứ, rõ ràng là thế rồi, thậm chí, đôi khi, ta còn phát khùng lên vì ta không hề đồng ý với điều người khác nói hoặc là vì có ai đó nói liến thoắng mà chẳng nghe gì hết.

MỘT THỰC TẾ

NHÂM NHI TRIẾT

Thế thì đây! Tại sao lại không tổ chức các cuộc thảo luận, bàn cãi về một vấn đề cùng nhau chọn lựa? Tại nhà mình, tại nhà bạn hoặc là tại trường, tại sao lại không thế được nhỉ?

Vậy thì đây là một số mẹo vặt để đi đến một thực sự “Nhâm Nhi Triết”:

Cuộc thảo luận không nên quá mười người là tốt nhất.

Tất nhiên là cần có một thứ nhấm nháp gì đó để uống và ăn!

Ngồi ngay trên mặt đất lại hay kia đấy... Ta có thể ngồi thế nào tùy thích, nói thoải mái hơn! Và ta có thể để thức nhấm nháp vào giữa vòng người ngồi ấy...

Một ai đó chịu trách nhiệm đề xuất các chủ đề. Ngoại trừ nếu tất cả mọi người đều đã đồng ý thảo luận về một chủ đề chính xác nào đó rồi.

MỘT THỰC TẾ

THỂ NGHIỆM NHÂM NHI TRIẾT

Mỗi người suy nghĩ tự quyết định vấn đề nào mình thích, mà không cần phải nói với người khác để không gây ảnh hưởng cho mọi người.

Khi mọi người đã chọn lựa, mọi người sẽ biểu quyết chọn chủ đề họ thích thảo luận nhất. Chú ý: mỗi người chỉ được biểu quyết một lần.

Chủ đề nào có nhiều người chọn nhất là đạt: Chính đó là điều ta sẽ bàn luận hôm nay.

***

Những mẹo khác để đi đến lắng nghe nhau, để không phản bác nhau, để chấp nhận những ý tưởng khác với ý tưởng của mình, để để mọi người nói, bản thân các bạn cũng sẽ nhanh chóng tìm ra những mẹo khác nữa!

Bắt đầu đi! Hãy giành ra một tiếng đồng hồ. Nhưng tóm lại, bạn cũng có thể bỏ ra cả ngày cho cuộc thảo luận này đấy!

 

MỘT THỰC TẾ

THỂ NGHIỆM NHÂM NHI TRIẾT

VỀ TỰ DO VÀ KHÔNG TỰ DO

 

Nước ép trái cây và bánh ngọt đều có ở đây, chủ đề cũng vậy: hôm nay, các bạn đã chọn “tự do hay không tự do”. Nếu cuộc thảo luận khởi đàu không tốt – đôi khi điều đó cũng đã xảy ra, thì tất cả chúng ta hãy xem lại chính mình và không ai biết nói sao! – Sau đây là một số trình tự để phát động cuộc tranh luận:

·        Carole, trang 23, quyết định không đi học nữa. Tại sao người ta lại nói rằng đó không phải là một lựa chọn tự do?

·        Trang 31 đến trang 33, Sabrina tự nguyện chọn nơi em sẽ tới nghỉ hè. Ai biết những khó khăn của Sabrina?

·        Giống như Sabrina, chúng ta đều đã có sự lựa chọn khó thực hiện vì chúng ta không hoàn toàn được tự do quyết định?

·        Chúng ta nghĩ gì về câu chuyện Paola, trang 38 đến trang 40? Ta có biết những người như Paola không?

MỘT THỰC TẾ

THỂ NGHIỆM NHÂM NHI TRIẾT

VỀ TỰ DO VÀ KHÔNG TỰ DO

Để tự giúp đỡ nhau, ta có thể làm như sách này hướng dẫn. Người nào đó đọc to một đoạn hoặc một mẩu chuyện ngắn nào đó. Điều đó làm ta nghĩ tới những mẩu chuyện đã xuất hiền trong ta hay người nào đó khác và thế là ta kể chúng ra, cùng nhau cố gắng hiểu rõ những gì các câu chuyền đó nói.

·        Ta cũng có thể tự nêu ra những câu hỏi và đặt những câu hỏi cho người khác. Rồi cùng nhau tìm câu trả lời... hoặc đôi khi, không tìm được câu trả lời, thì phải hiểu rằng phía sau một câu hỏi, bao giờ cũng ẩn chứa một câu hỏi khác, và sẽ còn một câu hỏi khác nữa...

·        Sau đây là một vài câu hỏi gợi mở... về quản lý giờ giấc !

- Tại sao trẻ em lại có ít tự do hơn người đã thành niên ?

- Tự do, đó có phải muốn nói là làm bất cứ việc gì mà ta muốn không ?

- Quyền tự do dùng để làm gì?

- Khi nào thì ta thấy hoàn toàn tự do ?

- Ta có thể tự nguyện vâng lời không?

- Tự do hoàn toàn cho mỗi người, có thể thế được không ?

- Một con ong có tự do không ?

·        Cuộc chơi giành cho ban !

·        Thể nghiệm giành cho ban!

·        Triết học giành cho bạn !

Những ý tưởng của tôi...

... Những câu chuyện của tôi

(Bạn hãy viết những câu chuyện của bạn, những ý tưởng của bạn về một chủ đề mới, một câu chuyện mới và chúng ta tiếp tục thảo luận trên quan điểm "Triết" để giải quyết vấn đề. Đây là bộ sách Kĩ năng sống cơ bản để mỗi chúng ta giải quyết những vấn đề cơ bản trong cuộc sống hằng ngày)

Nguồn tin: Giadinhbook

Để biết thêm thông tin và chia sẻ hãy truy cập

 
Hãy gửi câu chuyện của bạn, ý tưởng của bạn về địa chỉ
clbnhamnhitriet@gmail.com
để chia sẻ những gì bạn nghĩ, bạn muốn - cùng bạn bè kết nối trên toàn quốc
 
 
***
Nhà sách GIA ĐỊNH – Tổng phát hành tại HCM (Nhà cung cấp bán Sỉ, Lẻ)
Tel: 08-389 48 660; Liên hệ nhanh - Mobi: 0987 64 39 39  - 0904 214 990
( Liên hệ để được giảm giá ưu đãi khi mua số lượng lớn)

 

Xem Thêm Nội Dung