Tủ sách được giải - Khúc đồng dao lấm láp

Tủ sách được giải - Khúc đồng dao lấm láp

Tác giả:
Nhà xuất bản: Kim Đồng
Hình thức bìa: Bìa mềm
Số trang: 148
Kích thước 12.5x20.5
Cân nặng: 220 (gram)
Hết hàng
Giá bìa: 32,000 đ

1.      KHÚC ĐỒNG DAO LẤM LÁP

- Tác giả: Kao Sơn

- Khuôn khổ: 12,5x20,5cm

- Số trang: 146

- Giá bìa: 32,000 VNĐ/ cuốn

- Dành cho lứa tuổi: 7-11

- Phát hành 25/06/2015

 

Tác phẩm đoạt giải thưởng cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi năm 1999-2000 của NXB Kim Đồng.

"Trong văn xuôi Việt Nam hiếm có tác phẩm nào duy trì được một nhạc cảm như ở Khúc đồng dao lấm láp. Nó như dàn nhạc giao hưởng chơi bè trầm riêng tôn tiếng đàn bầu số phận nhân vật thánh thót và nức nở trong cảm nhận của người đọc…" (Nhà văn Văn Chinh)

 

"Mặc dù có một tuổi thơ 'lấm láp', không mấy suôn sẻ, thậm chí cực khổ, nhưng dẫu thế, tuổi thơ mãi mãi là viên ngọc sáng trong kí ức tôi. Tôi đã trải qua khá nhiều ngành nghề để kiếm sống, nhưng số phận cuối cùng đã an bài, tôi trở thành nhà văn. Là nhà văn, tôi mong muốn được viết nhiều về thiếu nhi, cho thiếu nhi, cố gắng hết sức để có những tác phẩm hay cho các em, được các em đón nhận. Với tôi, đó là Hạnh phúc." (Kao Sơn)

Tác phẩm đoạt giải thưởng cuộc Vận động sáng tác năm 1999-2000 của NXB Kim Đồng. Dưới đây là một số ý kiến về tác phẩm:

1- Nhà văn Ma Văn Kháng (thành viên HĐ CK – Báo Tiền Phong số 58- 15/5/2001)
Truyện biểu lộ năng lực đi sâu mô tả tâm lí trẻ thơ, năng lực tìm biết, phát hiện những vùng sâu kín trong tâm hồn thơ dại, nơi đầu nguồn nhân cách của các em… Bằng ngôn ngữ tỉnh lược, hàm súc, một chú bé kể lại chuyện đời mình… rất thật thà, thật thơ ngây, tự nhiên và không ít tâm trạng. Giàu chất sống hiện thực, truyện có những khám phá đặc sắc trong đó rất đáng chú ý là cái phần chìm sâu không nói ra… những buồn khổ, tủi hờn, ấm ức của một kiếp nhân sinh nhỏ nhoi, nhiều lúc bị bỏ quên, bị hắt hủi rất tội nghiệp trước những áp lực nhiều khi vô tình của người lớn…

2- Nhà văn Văn Chinh: (báo NNVN 26/6/2001)
Không phải Thơ. Chất thơ chỉ phảng phất như hương đồng gió nội làm mềm lại cái gian khó nhọc nhằn ở một ngôi làng vùng chiêm trũng. Nó nâng câu chuyện của những đứa trẻ nghèo thành Khúc Đồng dao có thể của năm đã xa, có thể của hôm nay nhưng cũng có thể còn hát về lâu dài… Cả quyển sách bõ công 15 năm gạch xóa, mỗi chữ mỗi chăm chút mà không bị tước bỏ những ba-via vốn là đặc trưng của ngôn ngữ văn xuôi. Văn Kao Sơn khỏe mà mềm mại, chan chứa cảm xúc. Qua văn thấy ông thật yêu trẻ con!

… KDDLL do “ Tôi” dẫn ta đến với số phận đứa trẻ từ lúc nó khóc chào đời… cho đến khi dứt nó khỏi tuổi thơ êm ả,… khỏi mối tình thơ ấu của mình như cây bị bứng khỏi gốc, khỏi tuổi thơ một đi không trở lại. Câu chuyện kết thúc  ở đây, trong dư âm kèn đám như một ẩn dụ về tuổi thơ  ngọt ngào và lấm láp đã chết để tiếp cận với đắng cay, chua ngọt của đời người lớn, một dư vị bùi ngùi… 

Trong văn xuôi Việt Nam hiếm có tác phẩm nào duy trì được một nhạc cảm như ở KDDLL. Nó như dàn nhạc giao hưởng chơi bè trầm riêng tôn tiếng đàn bầu số phận nhân vật thánh thót và nức nở trong cảm nhận của người đọc…

3- Nhà văn Nguyễn Thị Ấm - Báo Giáo dục Thời đại số 68:
Thú thật, đã lâu lắm tôi mới được đọc một tập truyện viết về thiếu nhi hay đến như vậy. Truyện viết bằng một thứ văn mới đọc cứ như một mạch suối tuôn trào. Nhưng tôi trộm nghĩ, loại truỵện này người lớn đọc mới thích, còn trẻ em chưa chắc chúng đã hiểu hết cái hay của tác phẩm…

Xem Thêm Nội Dung