Việt sử diễn nghĩa

Việt sử diễn nghĩa

Nhà xuất bản: Khoa học Xã Hội
Nhà phát hành: Sách Khai Tâm
Số trang: 576
Kích thước 15x23
Cân nặng: 900 (gram)
Năm xuất bản: 2015
Hết hàng
Giá bìa: 189,000 đ

Trích Lời nói đầu

 

            ... Việt sử diễn nghĩa là bộ sử ca bằng chữ Nôm, tức tiếng Việt, do các ông hoàng triều Nguyễn biên soạn, xuất hiện khá muộn trong quá trình trước tác học thuật của chế độ phong kiến Việt Nam. Trong bối cảnh văn minh - văn hoá phương Tây như luồng gió mới, có sức hấp dẫn lớn, đã góp phần làm thay đổi nhanh chóng diện mạo xã hội Việt Nam vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX,  thì sự ra đời tác phẩm sử ca bằng chữ Nôm như Việt sử diễn nghĩa và Việt sử diễn nghĩa tứ tự ca quả là một hiện tượng đặc biệt. Đặc biệt đó là kể về hoàn cảnh, lý tưởng, quan niệm, cảm hứng nghệ thuật và về tình cảm của những trí thức phong kiến sau cùng đối với lịch sử dân tộc. Nhưng có thể do chưa gặp cơ duyên nên ngoài Việt sử diễn nghĩa tứ tự ca, như một bản tóm tắt, chỉ 808 câu loại thơ 4 chữ, đã được in (18 tờ, 36 trang), còn Việt sử diễn nghĩa bằng thơ lục bát, dài đến 1884 câu, vẫn đang ở dạng chép tay, chưa từng được xã hội biết đến.

 

            Từ năm 1976, khi gặp được nguyên bản Việt sử diễn nghĩa, chúng tôi đã lưu tâm tìm hiểu về văn bản, tác giả, rồi tiến hành phiên âm, chú thích, phân đoạn, đối chiếu… Trên cơ sở những gì có được, từ 1983 đến nay, chúng tôi đã giới thiệu tác phẩm này qua một số bài nghiên cứu in trên các tạp chí trung ương, các thông tin và tạp chí khoa học ở một số trường Đại học, hoặc bằng tham luận trong các hội thảo khoa học. Tất cả chỉ với một ước muốn là có được điều kiện thuận lợi để có thể trình bày, giới thiệu một cách đầy đủ, trọn vẹn Việt sử diễn nghĩa và Việt sử diễn nghĩa tứ tự ca đến với người đọc, đồng thời cung cấp nguyên bản tác phẩm để cùng nhau gìn giữ loại văn bản quý hiếm của cha ông để lại...

 

           

                                                                     Huế, đầu năm 2015

 

                                                                                           Phan Đăng

 

-

Mục lục:

 

Lời nói đầu 

 

Việt sử diễn nghĩa: Bộ sử ca cuối thời Nguyễn

 

1. Về tác giả

 

2. Về văn bản tác phẩm

 

3. Về hình thức tác phẩm

 

4. Về nội dung tác phẩm

 

VIỆT SỬ DIỄN NGHĨA

 

QUYỂN MỘT - ĐẦU TỪ KINH DƯƠNG VƯƠNG ĐẾN TRẦN THUẬN TÔN

 

1. Thời mở nước (thế kỷ XXIX TCN đến thế kỷ II TCN)

 

2. Thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc (111 TCN-939)

 

3. Thời xây dựng nền độc lập tự chủ (thế kỷ X đến thế kỷ XI)

 

4. Thời phát triển và hưng thịnh (thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XIX)

 

QUYỂN HAI - ĐẦU TỪ QUÝ LY TIẾM NGÔI NHÀ TRẦN, CUỐI ĐẾN NĂM ĐẦU THỜI LÊ TRANG TÔN TRUNG HƯNG

 

QUYỂN BA - TỪ LÊ TRUNG TÔN ĐẾN LÊ ĐẾ PHƯỜNG

 

QUYỂN BỐN - TỪ LÊ HIỂN TÔN ĐẾN LÊ MẪN ĐẾ

 

VIỆT SỬ DIỄN NGHĨA TỨ TỰ CA

 

PHIÊN ÂM VÀ KHẢO DỊ

 

BẢN CHỮ NÔM

 

PHỤ LỤC

 

-

Về tác giả:

 

Tôn Thất Hân (1854-1943): Tên tự là Lạc Chi, hiệu là Liên Đình, sinh ngày 17 tháng 4 năm Giáp dần nhằm ngày 10.5.1854 tại làng Lại Thế, nay thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế. Ông sinh trưởng trong gia đình hoàng tộc, thuộc hệ năm dòng chúa Nguyễn. Là  tằng tôn của chúa Hiền, tức Dũng quận công Nguyễn Phúc Tần với miếu hiệu là Thái Tôn Hiếu Triết hoàng đế. Là cháu nội của Tả quân Đô đốc Thiếu bảo Cương Quận công. Từ năm 1886, sau khi học ở Quốc tử giám, Tôn Thất Hân được bổ làm Tri huyện rồi Tri phủ. Năm 1891, được bổ chức Lang trung. Năm 1894, giữ chức Án sát Hà Tĩnh, ít lâu sau thăng Bố chánh rồi Tuần vũ tỉnh ấy. Năm 1901, được giữ chức Tổng đốc Nam Ngãi, rồi Nghệ Tĩnh. Năm 1906 về làm Thượng thư bộ Hình. Năm 1911, được ban tước Phò Quang tử, 1916 thăng Phò Quang bá. Năm 1917, làm Đông Các học sĩ, Phụ chánh đại thần. Đến 1920 Thăng Võ hiển điện đại học sĩ, Thái tử thiếu phó. Năm 1926, giữ chức Phụ chánh thân thần. Ông mất năm 1943, thọ 89 tuổi. Nhà thờ ông hiện ở xóm 4 làng Lại Thế.

 

Hồng Nhung (1844-1923): Tên tự là Tiêu Khanh, hiệu là Hạnh Phố, con trai thứ 8 của Tuy Lý vương Miên Trinh và bà Phạm Thị Thiêm. Ông sinh ngày mùng 5 tháng 12 năm Quý mão, nhằm ngày 24.01.1844 tại Huế. Năm  Thành Thái thứ 11 (1899), được tập phong Tuy Lý quận công, sung Tôn nhân phủ Tả Tôn khanh. Năm Thành Thái thứ 14 (1902), được thăng Tham tri bộ Lễ. Ông mất ngày 16 tháng 12 năm Nhâm tuất, nhằm ngày 01.02.1923 tại Huế. Sau khi mất, Hồng Nhung được truy phong hàm Thượng thư và được ban thuỵ là Trang Lượng .  Nhà thờ ông hiện ở số 128 đường Nguyễn Sinh Cung, phường Vĩ Dạ thành phố Huế.

 

Hồng Thiết (1850-1937): Tên tự là Lục Khanh, hiệu là Liên Nghiệp Hiên, con trai thứ 18 của Tuy Lý vương Miên Trinh, em cùng mẹ với Hồng Nhung. Ông sinh ngày 25 tháng 11 năm Kỷ dậu, nhằm ngày 07.01.1850 tại Huế. Năm 1880, Hồng Thiết vào học trường Quốc tử giám, trúng trường nhất khoa thi Hương năm Nhâm ngọ (1882), được sung vào chức Biên tu ở Quốc sử quán,  một thời gian ngắn sau đó được chuyển làm Bố chánh tỉnh Bình Thuận. Niên hiệu Duy Tân năm đầu (1907), được thăng Thị lang bộ Công. Năm 1908, do cùng với một số đại quan bí mật thảo đơn giúp dân xin giảm thuế, ông bị mật thám Pháp bắt về an trí ở Thuận An một thời gian, sau nhờ có sự can thiệp của triều đình mới được tha. Sau việc ấy, Hồng Thiết xin về hưu và  sống ở Tiểu Thảo đình  , bên cạnh phủ Tuy Lý, thuộc làng Vĩ Dạ cho đến khi mất. Ông mất vào ngày 22 tháng 3 năm Đinh sửu, nhằm ngày 01.5.1937 tại Huế. Sau khi mất, ông được truy tặng Đặc tiến vinh lộc đại phu, Hiệp tá Đại học sĩ.

Xem Thêm Nội Dung