Vô Đối Môn

Vô Đối Môn

Tác giả:
Nhà xuất bản: Dân Trí
Hình thức bìa: mềm
Số trang: 278
Kích thước 16x24
Cân nặng: 350 (gram)
Hết hàng
Giá bìa: 99,000 đ

Đạo Phật bắt đầu xuất hiện từ thế kỉ thứ 6 TCN ở miền Bắc Ấn Độ. Khoảng thế kỉ thứ 2 SCN Phật giáo bắt đầu du nhập vào nước ta. Ở thời nhà Lý, Phật giáo đã phát triển đến độ cực thịnh và được coi như Quốc giáo của nước Đại Việt. Tuy có bề dày lịch sử lớn lao như vậy, nhưng những triết lý của nhà Phật vốn rất uyên thâm và mang nặng tính triết học, vốn không dễ dàng tiếp cận. “Vô đối môn” của tác giả Lý Tứ là một cuốn sách thú vị về Phật giáo. Độc giả có thể tìm hểu sâu hơn về đạo Phật qua những cuộc đối thoại thú vị được kể bằng ngôn ngữ giản đơn, hóm hỉnh của tác giả.

VÔ ĐỐI MÔN - Tác giả LÝ TỨ

3. ‘PHÁP MÔN’ VÀ ‘PHÉP TU’
3.1. Hỏi: Nghe nói trong Phật Đạo có vô lượng Pháp Môn, tại sao trong hiện tại, chỉ thấy người tu hành nói đến ba Pháp Môn, đó là: Tu Thiền, Tu Tịnh hay Tu Mật???
Đáp: Tu Thiền, Tu Tịnh, Tu Mật... là ba phép tu, ông lại hiểu lộn lạo thành ba Pháp Môn!!! Xin chào “Lộn Xộn Đạo Huynh”!!! Ha ha ha ha!!!
3.2. Hỏi: Như vậy, thế nào mới là “Pháp Môn” của Phật Đạo???
Đáp: Pháp môn là phép tắc, cách thức (pháp) mở cửa (môn) tâm (đạo)... Câu kinh, lời pháp nào có thể giúp người: Dập tắt phiền não, soi sáng vô minh, chuyển biến tâm thức, thẳng đến Niết Bàn, Minh Tâm Kiến Tánh, dứt mê đặng Giác, quạt gió Giải Thoát, khai thông Trí Tuệ, biến ngu thành trí, ra khỏi trầm luân, đi vào Chánh Đạo... Những câu kinh, lời pháp như vậy, Phật Đạo gọi đó là Pháp Môn...
3.3. Hỏi: Xin dẫn chứng cụ thể, câu kinh nào, lời pháp nào thực hiện được yêu cầu của một Pháp Môn???
Đáp: Tất cả những lời kinh của Phật, tất cả những lời dạy của bậc Đạo Sư đều ẩn chứa trong đó ý nghĩa khai mở tâm trí cho người, giúp người đi vào Chánh Đạo... Vì thế không lời kinh nào, không lời dạy nào chẳng phải là Pháp Môn... Ví dụ: Kiều Trần Như nghe Phật dạy: “Không lấy sắc làm ta, làm ngã của ta...”, nghe xong từ một ngoại đạo đang chống đối Phật liền chứng La Hán và thành đệ tử của Phật... Cũng có Tỳ Kheo nghe Phật dạy đến câu: “Pháp do duyên mà sanh, pháp theo duyên mà diệt...”, Tỳ Kheo đó hoát nhiên dừng lặng tâm thức, đặt gánh nặng xuống, thôi không sanh tâm, thôi không sanh pháp, nhập vào giòng đạo... Hay kẻ giết người Ương Quật Ma La, nghe Phật nói câu: “Ta dừng còn ông thì chưa dừng...”, Ương Quật Ma La nghe rồi, tiêu thất sát nghiệp, tâm trí tịch diệt, chứng quả A La Hán... Bà Vi Đề Hi nghe Phật khai thị đến câu: “Khi tâm tưởng Phật, tâm ấy là Phật...”, liền chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn, biết rằng nơi đây cũng chính là Cực Lạc... Hoặc như Lục Tổ Huệ Năng nghe Kinh Kim Cang, đến câu: “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm...”, hoát nhiên thấy được cảnh giới không tâm... 
Kinh Lăng Già Phật dùng một chữ Phi để trả lời một trăm lẻ tám câu hỏi của Bồ Tát Đại Huệ, nhân chữ Phi này Bồ Tát Đại Huệ khai mở trí tuệ, thấu suốt diệu lý... Kinh Đại Thừa, trong một bài thuyết pháp của Phật, có vô số người đắc quả Tu Đà Huờn, vô số người chứng Vô Sanh, vô số người phát Bồ Đề Tâm, vô số người ra khỏi sanh diệt... Tất cả những lời dạy như thế đều là Pháp Môn trong Phật Đạo...
3.4. Hỏi: Nếu nói rằng, tất cả lời kinh, lời dạy của bậc Đạo Sư đều là Pháp Môn, có thể đưa người đến cội nguồn Chánh Đạo... Vì sao trên đời này, có biết bao nhiêu người hàng ngày nghe kinh, được Đạo Sư thuyết pháp, lại không thấy một ai nhập vào Chánh Đạo???
Đáp: Nói không có người nào nghe kinh, được Đạo Sư thuyết pháp mà không nhập vào Chánh Đạo... lời nói này không đúng!!!
Hỏi: Vì sao không đúng???
Đáp: Ông có biết trên đời này có bao nhiêu người đang tu học trong Phật Đạo hay không??? Và bản thân ông có quen biết hết những người đó chưa??? Vả chăng, không lẽ có người Giác Ngộ vào Chánh Đạo, vị ấy mừng qu�� liền mở tiệc mời bạn bè đến ăn mừng, gọi nôm na là “rửa kiếp”, như người đời mở tiệc rửa chức, mở tiệc rửa lon, rửa nhà, rửa xe, trúng số đề... hay sao mà ông nói rằng ông không thấy??? Thậm chí ngày xưa Huệ Năng nghe câu kinh hoát nhiên Giác Ngộ, âm thầm bỏ mẹ già đi phương xa cầu Ngũ Tổ... Đâu có rần rần tiệc tùng gì mà người khác biết???
Hỏi: Nhưng, theo những gì ông vừa dẫn dụ, kinh Đại Thừa có vô số người chứng khi nghe Phật thuyết... Và hiện tại, theo tôi biết, cũng có vô số Pháp Sư đang thuyết Kinh Đại Thừa như Phật kia mà, sao không thấy ai chứng???
Đáp: Đại Đạo Sư là Phật thuyết pháp, không giống Tiểu Đạo Sư là người đời thuyết pháp... Ha ha ha ha!!! Lấy voi so với thỏ, coi... sao... đặng!!!!
Hỏi: Bản thân tôi, bằng hữu của tôi, Tăng có tục có, phần lớn ngày đêm đọc tụng Kinh Đại Thừa... Sao chẳng thấy có ai được những điều như ông vừa nêu???
Đáp: Đọc là một chuyện, hiểu thấu ý nghĩa là một chuyện, vận dụng để ý nghĩa đó thành hiện thực trong đời sống lại là một chuyện!!!! Đâu có nhất định hễ đọc là hiểu, hễ hiểu là có thể vận dụng được... Vì thế Phật Đạo mới có khẩu hiệu: “Văn, tư, tu”... Khẩu hiệu này nhằm chỉ ra rằng: Nghe một bài pháp, đọc một bài kinh, nghe pháp đọc kinh gọi là văn... Nghe, đọc xong rồi, đem điều mình đã nghe đọc đó, dùng hết sức bình sinh, tìm chỗ thanh vắng lặng lẽ tư duy cho đến khi nào thấu đáo thật nghĩa của nó mới thôi, động tác làm cho thấu đáo thật nghĩa, Phật Đạo gọi là tư... Thấu đáo thật nghĩa rồi, người ấy vận dụng sự thấu đáo này để biến nó thành đời sống, vận dụng để biến thành đời sống gọi là tu... Người không thực hiện đúng, không thực hiện như pháp ý nghĩa của văn tư tu, thì cho dù đọc rách hết kinh của Phật, nghe lời Đạo Sư đến thủng màng nhĩ thì cũng chẳng xơ múi được gì... Tình cảnh này, chẳng khác: Ánh sáng không thể soi rọi người

Xem Thêm Nội Dung