Truyện Kiều: Bản cổ nhất - Khắc in năm 1866 (Liễu văn đường - Tự Đức Thập cửu niên) (2015)

Truyện Kiều: Bản cổ nhất - Khắc in năm 1866 (Liễu văn đường - Tự Đức Thập cửu niên) (2015)

Tác giả:
Nhà xuất bản: NXB Tổng Hợp TP.HCM
Nhà phát hành: Gia Lai CTC
Hình thức bìa: mềm, tay gấp
Số trang: 320
Kích thước 14.5x20.5
Cân nặng: 400 (gram)
Hết hàng
Giá bìa: 120,000 đ

Truyện Kiều (Bản Cổ Nhất - In Khắc 1866)

Nói tới văn học cổ điển Việt Nam, trước hết chúng ta phải nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều của ông. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ khiêm nhường coi đó là những "... Lời quê góp nhặt dông dài". Nhưng, thực tế đã cho thấy, bất chấp quy luật và sự sàng lọc nghiệt ngã của thời gian, Truyện Kiều đã khẳng định sức sống bất tử của một tác phẩm bất hủ.

Nguyễn Du với "con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời" (Mộng Liên Đường chủ nhân) đã tạo ra một Truyện Kiều bất hủ. Tính chất phi thường của tác phẩm không chỉ thể hiện qua quan niệm độc đáo, qua nghệ thuật tài hoa mà còn ở chỗ nó mang một tầm vóc văn hóa, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, mang tính lịch sử và truyền thống văn hóa thời đại.

Bởi lẽ mọi tài năng nghệ thuật ngoài việc góp phần tạo ra sự ổn định và bền vững của thể loại, dẫn tới sự kết tinh về thể loại còn sản sinh ra các giá trị văn hóa và tạo được tầm vóc lịch sử mang tính vĩnh hằng cho tác phẩm. Từ đó, mọi tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của nhân loại ngoài việc là một điển hình nghệ thuật còn là tác phẩm mang tính văn hóa sâu sắc, giúp cho độc giả muôn đời và mọi thời hiểu biết sâu sắc dân tộc mình. Đó cũng là lý do khiến cho mỗi người Việt Nam đều thuộc lòng dăm bảy câu Kiều, dẫn tới những hình thức sinh hoạt như lẩy Kiều, tập Kiều, bói Kiều... Truyện Kiều trở thành tác phẩm văn học mang tính đại chúng nhất, được phổ biến, truyền tụng nhiều nhất.

Giới thiệu tác giả

Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên, là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng Hòa bình thế giới công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông.

Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc, như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành... nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà đỉnh cao là Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn trong thể loại truyện thơ.

Năm 2013, UNESCO đã công nhận ông là danh nhân văn hóa thế giới.

Xem Thêm Nội Dung