Bàn về Trung Quốc

Bàn về Trung Quốc

Tác giả:
Nhà xuất bản: Công An Nhân Dân
Nhà phát hành: Thái hà
Số trang: 542
Kích thước 16x24
Cân nặng: 600 (gram)
Năm xuất bản: 2015
Hết hàng
Giá bìa: 169,000 đ

 

 

Sau hơn 30 năm tiến hành cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Đến nay, tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc đã đứng thứ hai trên thế giới, dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, Trung Quốc đã có một vị thế mới trên trường quốc tế. Chính sách và chiến lược ngoại giao của Trung Quốc có những ảnh hưởng nhất định đối với khu vực và thế giới. Vì vậy các nước trong khu vực và trên thế giới không chỉ quan tâm, theo dõi đến những thành tựu phát triển của Trung Quốc, mà còn quan tâm nghiên cứu, tham khảo chiến lược và chính sách ngoại giao của Trung Quốc.

 

Tuy nhiên, quan hệ quốc tế châu Á – Thái Bình Dương hiện tại đang rất “nóng” với quá trình dịch chuyển quyền lực giữa một bên là Trung Quốc - cường quốc đang trỗi dậy, còn bên kia là Mỹ - cường quốc truyền thống. Và Việt Nam - với tư cách một quốc gia có vị trí chiến lược và vai trò quốc tế đang nổi lên rất nhanh - cần phải xử lý thực sự khôn khéo trong môi trường chính trị khu vực đầy biến động như thế. Do đó, việc nghiên cứu về tình hình Trung Quốc, trong đó có chính sách ngoại giao của Trung Quốc và các nước khác rất cần thiết đối với chúng ta. Trên tinh thần và ý nghĩa đó Thái Hà Books và Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản cuốn sách tham khảo Bàn về Trung Quốc (On China) của Tiến sĩ Henry A. Kissinger, nguyên cố vấn An ninh quốc gia kiêm Ngoại trưởng Hoa Kỳ dưới thời các tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford (1968-1975); thể hiện chính sách ngoại giao với nước lớn của Mỹ và Trung Quốc. Để bạn đọc dễ tiếp cận các luồng thông tin khác nhau, chúng tôi tạm để nguyên một số nhận định, đánh giá của ông Henry Kissinger có thể trái chiều với nhiều học giả khác và chúng ta. Hy vọng cuốn sách là tài liệu tham khảo cho cán bộ, chiến sĩ Công an và độc giả hiểu được những quan điểm trái chiều về cân bằng quyền lực toàn cầu trong thế kỷ XXI, về một Trung Quốc từ truyền thống đến hiện đại… từ đó góp phần nâng cao nhận thức, góp phần đấu tranh chống những quan điểm tư tưởng sai trái với quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước nhằm làm thất bại âm mưu và thủ đoạn hoạt động “diễn biến hòa bình” gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.

 
 

Mục lục:

 

LỜI GIỚI THIỆU

LỜI NÓI ĐẦU

GHI CHÚ VỀ CÁCH VIẾT CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC

PHẦN MỞ ĐẦU

 

Chương 1:

TÍNH ĐƠN NHẤT CỦA TRUNG QUỐC

Kỷ nguyên vượt trội của Trung Quốc

Khổng giáo

Những khái niệm vệ quan hệ quốc tế: Thiên vị hay công bằng?

Chính sách thực dụng của người Trung Quốc và Binh pháp Tôn Tử

 

Chương 2:

VẤN ĐỀ NGHI THỨC KHẤU ĐẦU VÀ CHIẾN TRANH NHA PHIẾN

Phái đoàn Macartney

Đụng độ giữa hai trật tự thế giới: Chiến tranh nha phiến

Thuật ngoại giao của nhà Thanh: Xoa dịu “phiên”

 

Chương 3:

TỪ ĐỈNH CAO XUỐNG VỰC SÂU

Kế hoạch chi tiết của Vệ Uyên: “Dùng ‘phiên’ chống ‘phiên’”, học hỏi kỹ thuật của họ

Uy quyền xói mòn: Những cuộc nội loạn và thách thức của ngoại bang

Chống đỡ sự suy sụp

Thách thức của Nhật Bản

Triều Tiên

Sự nổi dậy của Nghĩa Hòa Đoàn và Kỷ nguyên mới của Chiến quốc

 

Chương 4:

CUỘC CÁCH MẠNG LIÊN TỤC CỦA MAO

Mao và Thế giới Đại đồng

Mao và những quan hệ quốc tế: “Không Thành Kế”, Thuyết răn đe của Trung Quốc và tìm kiếm lợi thế tâm lý

Cách mạng liên tục và người dân Trung Quốc

 

Chương 5:

THUẬT NGOẠI GIAO TAM GIÁC VÀ CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN

Acheson và miếng mồi Chủ nghĩa Tito Trung Hoa

Kim Nhật Thành và Chiến tranh bùng nổ

Sự can thiệp của Mỹ: Chống xân lược

Những phản ứng của Trung Quốc: Cách tiếp cận mới với Thuyết răn đe

Đối đầu Trung - Mỹ

 

Chương 6:

TRUNG QUỐC ĐỐI ĐẦU CẢ HAI SIÊU CƯỜNG QUỐC

Khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần thứ Nhất

Đoạn tuyệt Ngoại giao với Mỹ

Mao, Khrushchev và rạn nứt quan hệ Trung – Xô

Khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần thứ Hai

 

Chương 7:

MỘT THẬP NIÊN KHỦNG HOẢNG

Đại ngảy vọt

Tranh chấp Biên giới Himalaya và Chiến tranh Trung - Ấn năm 1962

Cách mạng Văn hóa

Có chặng một cơ hội đã mất?

 

Chương 8:

ĐƯỜNG ĐẾN HÒA GIẢI

Chiến lược của Trung Quốc

Chiến lược của Mỹ

Những bước đi đầu tiên - Đụng độ tại sông Ussuri

 

Chương 9:

NỐI LẠI CÁC QUAN HỆ: NHỮNG CUỘC CHẠM TRÁN ĐẦU TIÊN VỚI MAO VÀ CHU

Chu Ân Lai

Nixon tại Trung Quốc: Cuộc giặp gỡ với Mao

Đối thoại Nixon – Chu Ân Lai

Thông cáo Báo chí Thượng Hải

Sau cơn chấn động

 

Chương 10:

GẦN NHƯ LÀ LIÊN MINH: NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI VỚI MAO

“Đường Chân trời”: Trung Quốc tiếp cận Chính sách ngăn chặn

Tác động của vụ Watergate

 

Chươgn 11:

SỰ KẾT THÚC CỦA KỶ NGUYÊN MAO

Khủng hoảng tiếp nối

Chu Ân Lai sụp đổ

Những cuộc gặp cuối cùng với Mao: Những con chim Nhạn và Cơn bão đang đến gần

 

Chương 12:

ĐẶNG TIỂU BÌNH VỮNG CHÃI

Đặng lần đầu tiên trở lại nắm quyền

Cái chết của những nhà lãnh đạo – Hoa Quốc Phong

Sự kế tục của Đặng – “Cải cách và Mở cửa”

 

Chương 13:

“SỜ MÔNG CỌP” - Chiến tranh Việt Nam lần thứ Ba

Việt Nam: Nước đánh bại những cường quốc

Chính sách Ngoại giao của Đặng - Đối thoại với Mỹ và bình thường hóa quan hệ

Những chuyến đi của Đặng

Chuyển thăm Mỹ của Đặng và định nghĩa mới về liên minh

Chiến tranh Việt Nam lần thứ ba

 

Chương 14:

REAGAN VÀ BÌNH THƯỜNG HÓA ĐÃ ĐẾN

Các thương vụ vũ trang với Đài Loan và Thông cáo Báo chí thứ Ba

Trung Hoa và các siêu cường quốc - Thế cân bằng mới

Chương trình cải cách của Đặng

 

Chương 15:

THIÊN AN MÔN

Các thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ

Tranh cãi về Phương Lệ Chi

Các báo cáo 12 đến 24 chữ

Chương 16:

CẢI CÁCH KIỂU GÌ? Chuyến du Nam của Đặng

 

Chương 17:

CHUYẾN ĐI THĂNG TRẦM HƯỚNG ĐẾN SỰ HÒA HỢP MỚI

Kỷ nguyên Giang Trạch Dân

Trugn Quốc và một Liên bang Xô Viết đang tan rã

Chính quyền Clinton và Chính sách của Trung Quốc

Khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần thứ Ba

Sự trỗi dậy của Trung Quốc và những phản ánh của Giang

 

Chương 18:

THIÊN NIÊN KỶ MỚI

Những khác biệt về quan điểm

Làm sao để xác định cơ hội chiến lược

Tranh luận về số phanạ dân tộc – Quan điểm chiến thắng

Đới Bỉnh Quốc – Tái khẳng định trỗi dậy hòa bình

 

Phần kết:

LỊCH SỬ CÓ LẶP LẠI CHÍNH NÓ

Biên bản ghi nhớ Crowe

Hướng đến một Cộng đồng Thái Bình Dương?

 

Lời bạt

Một cuộc giao tranh không thể tránh khỏi?

 

Từ đây chúng ta đi về đâu?

 

 

 Tác giả:

 

Henry Kissinger (27/05/1923). Là nhà ngoại giao người Mỹ gốc Đức và Đức gốc Do Thái

Là người đạt giải Nobel Hòa bình năm 1973 và Huy chương Tổng thống về tự do.

Nguyên là ngoại trưởng Hoa Kỳ, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Kissinger Inc.

Là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất thế giới về ngoại giao

 

Xem Thêm Nội Dung