Kiểu dạy con của người Do Thái - Tủ sách nuôi dạy con

Cập nhật lần cuối lúc 17h:4, ngày 20/9/2014.

Với:  Dạy con kiểu Do Thái: Sự may mắn của điểm B trừ

Trả lời câu hỏi của nhiều người thắc mắc vì sao lại viết cuốn sách “Dạy trẻ kiểu Do Thái – Sự may mắn của cái đầu gối bị trầy xước”. Tác giả trả lời: “Tôi viết sách để nhắc nhở bản thân mình làm theo những gì được viết trong đó. Và điều này gần như luôn có tác dụng. Bằng cách sử dụng những bài học của đạo Do Thái do chính mình nhắc đến trong cuốn sách, tôi đã không còn bao bọc thái quá, luôn lên sẵn lịch trình, nuông chiều và đặt những kỳ vọng cao ngút trời vào con cái – những thứ vốn là chuẩn mực của vùng Los Angeles, nơi tôi nuôi dạy hai cô con gái nhỏ của mình. Tôi rất rõ ràng và có chiến lược trong việc dạy bọn trẻ biết kính trọng cha mẹ, tôi cũng cố gắng tôn trọng các con bằng cách trân trọng cả tài năng lẫn khuyết điểm của chúng. Ngày nào tôi cũng nhắc bản thân mình nhớ đến câu nói trong đạo Do Thái rằng mọi bậc cha mẹ đều phải dạy con mình học bơi – tôi đã áp dụng triết lý này bằng cách để các con gái mình leo lên những thân cây thật cao, dùng những con dao sắc nhọn, nấu ăn với chiếc chảo nóng và tất nhiên, vì tôi sống ở Nam California, dạy chúng bơi, nhảy từ trên cao và lặn xuống những vùng nước sâu ngay từ khi chúng còn rất nhỏ.

Khi tôi phát hành cuốn sách đầu tiên, các con tôi mới 9 và 13 tuổi. Tôi đã hoàn toàn tự tin khi nghĩ đến quãng thời gian chúng bắt đầu trưởng thành. Khi các con gái tôi bước vào tuổi mới lớn, tôi đã là một chuyên gia. Thật thế. Tôi là một nhà tâm lý học xã hội, có nghĩa rằng tôi được đào tạo bài bản để nhìn nhận các vấn đề liên quan đến cảm xúc trong từng bối cảnh văn hóa cụ thể. Chuyên ngành của tôi là nuôi dạy con cái và sự phát triển bình thường của trẻ. Tôi đã làm việc với các gia đình trong suốt 30 năm liền. Tôi hiểu về các học thuyết liên quan đến vấn đề cá tính hóa, tác động của tuổi dậy thì đến tính cách, nhịp điệu sinh lý hàng ngày phá vỡ giấc ngủ như thế nào và khao khát phiêu lưu mạo hiểm ở tuổi mới lớn[1]. Tôi cũng ý thức rất rõ về tác động của nền văn hóa vận động nhanh chóng, đầy cạnh tranh, thô bạo cùng sự phát triển của công nghệ Internet đến việc phát triển một nhân cách tốt ở giới trẻ. Tôi đồng thời rất chú ý đến việc trẻ mới lớn rất dễ bị tổn thương bởi sự lo lắng, thói quen ăn uống bừa bãi, tình trạng tự làm bản thân bị thương, sự thất vọng, các vấn đề liên quan đến học tập, sự chú ý cũng như việc lạm dụng thuốc.

Tôi hình dung rằng với hàng tá những bí quyết liên quan đến chuyên môn cũng như tôn giáo, tôi sẽ dẫn các con gái mình vượt qua tất cả những mối nguy hiểm thường thấy của tuổi mới lớn. Và khi bước qua ngưỡng tuổi đó, các con gái tôi sẽ trở thành những con người có trách nhiệm, trưởng thành và là những thành viên gia đình tốt hơn. Dưới sự hướng dẫn chín chắn của tôi, chúng tôi sẽ có những mối quan tâm chung và những cuộc trò chuyện sâu sắc hơn. Vòng quay cuộc sống thường nhật của gia đình tôi cũng sẽ trơn tru hơn khi giờ đây các thành viên trong gia đình đã cao lớn, thông minh, ăn rơ với nhau và sáng tạo hơn.”
_________________

Với: Dạy con kiểu Do Thái: Sự may mắn của cái đầu gối bị trầy xước


Nhà tâm lý học điều trị, diễn giả, nhà tư vấn thông thái được cả thế giới ca ngợi – TS. Wendy Mogel đã đánh trúng tình cảm của hàng ngàn độc giả và trở thành một trong những tác giả viết sách cha mẹ đáng tin cậy nhất.

Mogel nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cha mẹ nên đồng cảm và hướng dẫn thay vì quản lý từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống và có phản ứng thái quá với những sai lầm của bọn trẻ. Bà tiết lộ rằng sự bùng nổ cảm xúc, hỗn láo, phá vỡ quy tắc, thức khuya và các hành vi đáng lo ngại khác của bọn trẻ thực ra là hoàn toàn bình thường và là những bước cần thiết trong sự phát triển tâm lý cũng như nhân cách của chúng. Chúng ta không nên quá lo lắng mà hãy thật sự quan tâm đến bọn trẻ. Với sự hóm hỉnh và ấm áp tuyệt vời, Mogel đã cung cấp cho các bậc cha mẹ công cụ để làm được điều đó, bà đưa ra lời khuyên về các vấn đề:

-         Tại sao gây ảnh hưởng lại hiệu quả hơn kiểm soát
-         Chủ nghĩa vị kỷ của trẻ mới lớn.
-         Khoan dung với sự hỗn láo của bọn trẻ.
-         Giá trị đáng ngạc nhiên của những công việc thường ngày.
-         Tại sao sự liều lĩnh lại là bước chuẩn bị cần thiết cho những năm học trung học
-         Khi nào nên can thiệp và khi nào nên lùi lại?

__________________

Đôi nét về tác giả: 

TS. Wendy Mogel là một nhà tâm lý học trị liệu, một chuyên gia giảng dạy về nuôi dạy con, diễn giả lớn cho các tổ chức, trường học liên quan đến giáo dục và tôn giáo. Bà là tác giả cuốn sách bán chạy của New York Times, “Dạy trẻ kiểu Do Thái – Sự may mắn của cái đầu gối bị trầy xước”. Hiện bà đang sống tại Los Angeles.

Hãy ghé thăm trang web của bà tại địa chỉ: www.wendymogel.com.

_______________

DR. WENDY MOGEL is a practicing clinical psychologist, New York Times best selling author and international public speaker.

In more than five hundred talks she’s addressed unusually diverse audiences including non-English speaking Chinese business women in Beijing, the PBS Kids’ Next Generation advisory group, youth leaders at the (Buddhist) Vajrayana Institute in Sydney, the staff of the New York Times, Baptist clergy, rabbinic students, talent agents, physicians in Fiji, numerous men’s groups and the graduating class of 2014 at the interfaith Baccalaureate Ceremony of the Claremont Colleges.

She was once on a program with President Barack Obama, once with the Dalai Lama and once with circus performers.

Currently she serves on the scientific advisory board of Parents Magazine and is a research and policy advisor for Challenge Success—a child advocacy program of the Stanford University School of Education.

Dr. Mogel is a frequent guest expert on national media. She weighs in issues of the day—from talking to kids about death to the appropriateness of embracing the chaos of messy rooms—and on the topic for which she is best known: the protection and promotion of self-reliance, resilience, accountability and exuberance.

In a starred review Publisher’s Weekly described her perennial bestseller, The Blessing of a Skinned Knee, as, “Impassioned, lyrical and eminently practical—a real treasure.”

Critical praise for her book about raising teenagers, The Blessing of a B Minus, emphasizes its wit, wisdom, compassion and common sense.

Both books are popular in their Mandarin, Korean, Japanese, and Vietnamese editions. One foreign translation sells particularly well (perhaps because the publisher changed the title to From a B Minus to an A Plus).

GIADINHBOOK GIỚI THIỆU CÙNG CÁC MẸ

 

Cha mẹ quan tâm vui lòng click xem trước thông tin sách - sắp phát hành: Gọi để giữ sách: 0987643939 khi phát hành

CLICK ĐỂ XEM NỘI DUNG CHI TIẾT SÁCH

>>>Dạy con kiểu Do Thái: Sự may mắn của điểm B trừ

>>>Dạy con kiểu Do Thái: Sự may mắn của cái đầu gối bị trầy xước

>>>Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương: phương pháp dạy con của người Do thái và bài học về tình yêu thương được đặt đúng chỗ