Lý hư trung Mệnh Thư - Tứ khố toàn thư (2012, B189)

Tác giả:
Dịch giả: Chu Tước Nhi
Nhà xuất bản: Thời Đại
Nhà phát hành: Minh Lâm
Hình thức bìa: Bìa cứng
Số trang: 455
Kích thước 19x27
Cân nặng: 1,300 (gram)
Đang có hàng
Giá bán: 160,650 đ
Giá bìa: 189,000 đ
Tiết kiệm:15%(28,350 đ)

"Tứ Khố Toàn Thư" là một bộ bách khoa thư lớn nhất trong lịch sử Trung Hoa do triều đình trực tiếp biên soạn. Bộ sách được hoàng thành vào khoảng niên hiệu Càn Long, là thành quả nỗ lực của hơn 400 danh sỹ nổi tiếng tiến hành tuyển chọn, biên tập, hiệu đính, tiêu biểu có: Kỷ Quân (Kỷ Hiểu Lam), Đới Chấn, Diêu Nãi. Bộ sách chia thành nhiều quyển, các quyển thuộc một trong bốn phần kinh, sử, tử, tập. "Tứ Khố Toàn Thư" tập hập toàn bộ điển tịch từ thời Tần Hán đến trước đời Thanh, tổng cộng hơn 3.503 cuốn đồ thư, bao gồm những bộ kinh điển quan trọng thời cổ, ngoài ra bộc sách cũng lưu giữ nhiều nội dung cơ bản cũng như các vấn đề liên quan đến nguồn gốc của các mảng văn, sử, triết, lý, công, y. Đây cũng là bộ sách mở đầu cho ngành thư mục học Trung Quốc. Bộ sách là tập đại thành phong phú và hoàn bị nhất về văn hóa truyền thống Trung Hoa, có giá trị cụ thể về nhiều mặt như sử học, văn hiến, văn vật và văn bản.
 

Cuốn "Lý Hư Trung Mệnh Thư" có ba quyển, bản cũ đề là Quỷ Cốc Tử soạn, do Lý Hư Trung đời Đường chú thích. Lý Hư Trung tự là Thường Dung, là cháu đời thứ tám của Ngụy thị trung Lý Xung. Khoảng năm Trinh Nguyên đời vua Đường Đức Tông, ông đỗ Tiến sĩ cập đệ, sau này làm quan đến chức Điện trung Thị ngự sử. Hàn Dũ từng soạn bài minh khách trên mộ của ông, thấy chép trong Xương Lê văn tập. Những người nghiên cứu thuật tinh mệnh đời sau đều suy tôn ông là người sáng lập ra Tinh mệnh học. Hàn Dũ trong Mộ chí có nói: "Lý Hư Trung rất giỏi về ngũ hành, có thể dựa vào moois quan hệ tương sinh, tương khắc của ngũ hành can chi trong ngày, tháng, năm sinh của con người để mà suy xét, đoán định tình trạng tốt xấu , hưng suy, giàu nghèo, thọ yểu, thuận liwj hay học hại trong cuộc đời, đa phần các suy đớn đều chính xác".
 

Cuốn "Lý Hư Trung Mệnh Thư"  bàn luận về tinh mệnh khá uyên thâm, là tôn chỉ cho việc xem tinh mệnh học, vì thế người đời sau đối với cách  hiểu nghĩa lý sâu xa trong sách vẫn còn mơ hồ, mênh mang với nhiều khuyết khác nhau, do vậy dựa vào nguyên  mục của họ Triều, chỉnh lý thành ba quyển, có ghi chép thêm vào các cách hiểu khác nhau. Đối với một vài vấn đề ngụy tác trong sách này, được phân biệt rõ ràng và có phụ thêm câu chữ giải thích ở trên, dựa theo mạch văn mà sửa chữa cho đúng đắn, để độc giả sau này không bị nhầm lẫn trong một biển kiến thức mênh mông.

MỤC LỤC:

Quyển thượng: Nạp âm và quý thần của 60 Giáp Tý
Chương 1: Luận về 60 Giáp Tý
Chương 2: Luận về tốt xấu của quý thần
Chương 3: Quý hợp, quý thực
Quyển trung: Khái niệm về bát tự luận mệnh
Chương 1: Thông lý vật hóa
Chương 2; Thật giả chính tà
Chương 3: Thanh giáng thanh trọc
Quyển hạ: Yếu tố ảnh hưởng đến mệnh lý
Chương 1: Suy vượng chọn thời
Chương 2; Tam nguyên cửu hạn
Chương 3: Thiên thừa địa lộc
Chương 4: Tên gọ và tác dụng của thủy thổ

Xem Thêm Nội Dung